Văn hóa đi lại, chào hỏi
Trái ngược với Việt Nam, người đi bộ ở Nhật Bản thường di chuyển về phía bên tay trái. Ngay cả khi di chuyển trên thang cuốn, người Nhật thường xếp hàng và chỉ đứng ở phía tay trái cầu thang, họ “chừa” phía bên phải dành cho những ai đang có chuyện gấp để di chuyển nhanh hơn.
Xếp hàng là một trong những nét văn hóa của Nhật Bản
Khi gặp mặt, họ sẽ cúi đầu để thể hiện sự tôn trọng với người đối diện. Cái cúi đầu càng thấp thì chứng tỏ người đối diện có tuổi tác và địa vị càng cao. Vì vậy, nếu đang đi tham quan trên đường, bạn vô tình bắt gặp cái cúi đầu của người nào đó thì hãy cúi đầu chào lại.
Ăn uống khi đang di chuyển trên đường phố, đặc biệt là trong tàu điện ngầm chính là một điều tối kị ở Nhật. Người Nhật cho rằng đây chính là một thói quen xấu, vì vậy nếu đang có ý định thưởng thức ẩm thực khi đang di chuyển trên hè phố thì bạn nên “dẹp” bỏ chúng nhé.
Một nét văn hóa khác của người Nhật chính là việc xếp hàng. Họ xếp hàng khi mua sắm, lên tàu điện ngầm, xe bus và cả khi chờ thang máy. Ở bất kì nơi công cộng nào, họ cũng hạn chế gây ồn ào. Khi đi tàu điện ngầm hay xe bus bạn nên cắm tai nghe, đọc sách và nếu có cuộc gọi đến, bạn nên hãy lưu ý trả lời điện thoại nhỏ nhất có thể. Vì người Nhật ghét sự ồn ào.
Văn hóa khi ăn uống
Người Nhật rất kỹ tính trong cách dùng đũa khi ăn uống. Bạn không nên cắm thẳng đũa lên bát cơm, vì đó được coi như nghi thức cúng cơm cho người chết. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng đũa để gắp thức ăn cho người khác hay đảo qua đảo lại đồ ăn, cọ xát hai chiếc đũa lại với nhau… Tất cả những hành động này đều gây mất điểm và được coi là hành động thiếu lịch sự khi bạn ăn uống tại Nhật Bản.
Đối với việc ăn uống, người Nhật cũng có những nét văn hóa đáng tìm hiểu
Trên bàn ăn tại các nhà hàng, nhân viên sẽ cấp cho bạn một chiếc khăn nóng để lau tay. Bạn đừng nên sử dụng khăn nóng này cho việc lau miệng sau khi ăn. Đây được coi là hành động bất lịch sự.
Khi ăn bạn cũng nên bưng chén lên, tuyệt đối đừng cúi người xuống. Ngoài ra, sau khi thanh toán, nếu có ý định thêm tiền boa cho nhân viên thì bạn nên suy nghĩ lại. Khác với các nước phương Tây, ở Nhật Bản, hành động bỏ lại tiền boa chính là thể hiện sự không tôn trọng và thậm chí là mang ý nghĩa lăng mạ nhân viên phục vụ.
Theo thanhnien.vn
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...