Nhật Bản
Tại Nhật Bản, để xua tan mọi điều xui xẻo trong đêm giao thừa, người Nhật thường rung chuông 108 lần. Cũng như tập tục cũ ở một số nước vùng châu Á, người Nhật cho rằng vào dịp Tết, thần linh cũng như những linh hồn người thân có thể về thăm, cho nên nhà cửa được dọn dẹp thật sạch đẹp. Trước cửa mọi nhà đều có các cành thông và tre bện vào nhau tượng trưng cho sự trung thành và trường thọ. Người Nhật có thú vui mua sắm Tết và tặng quà nhau. Hàng được sắm nhiều nhất là kimônô đẹp.
Nghi thức đánh chuông đêm giao thừa thường được tổ chức tại các đền chùa ở Nhật Bản
Philippin
Ở Philippin, người dân đón chào năm mới với những đồ vật hình tròn. Họ thường ăn 12 loại hoa quả có hình tròn – mỗi quả tượng trưng cho một tháng trong năm. Đối với họ, hình tròn có ý nghĩa về tiền tài và sức khoẻ bởi hình dạng của đồng tiền xu là hình tròn.
Những loại quả hình tròn tượng trưng cho tiền tài và sức khỏe theo quan niệm của người dân Philippin
Đan Mạch
Tại Đan Mạch có phong tục độc đáo là đập vỡ những chiếc đĩa trước nhà hàng xóm để tỏ lòng yêu thương. Càng có nhiều đĩa được đập trước cửa nhà, chứng tỏ gia đình đó càng được nhiều người yêu quý. Hành động này cũng chứng tỏ lòng trung thành với bạn bè và các thành viên trong gia đình trong phong tục đón năm mới.
Đập vỡ đĩa trước cửa nhà - một trong những phong tục năm mới kỳ lạ nhất trên thế giới
Nga
Tại Nga thì cứ mỗi dịp năm mới, người dân có một phong tục hết sức độc đáo là ngay trước thời khắc giao thừa, viết thật nhanh những điều ước lên một mẩu giấy, rồi nhanh tay đốt thành tro và bỏ tro vào một ly sâm-panh (champagne) và uống cạn ly trước khi đồng hồ điểm 12 tiếng chuông báo hiệu bước sang năm mới.
"Uống điều ước" - một phong tục đón giao thừa độc đáo của người Nga
Hy Lạp
Người dân Hy Lạp thường nhét một đồng xu vào bên trong một chiếc bánh mì hoặc bánh kem và nướng nó lên. Người nào cắn trúng miếng bánh có chứa đồng xu được cho là sẽ gặp nhiều may mắn trong năm sắp đến.
Những chiếc bánh có đồng xu may mắn
Mỹ
Tại Niu Yoóc (Mỹ), thả quả cầu rơi đúng giờ giao thừa là biểu tượng không thể thiếu trong dịp đón chào năm mới tưng bừng ở Quảng trường Thời đại. Truyền thống này có từ năm 1907 và thu hút sự chú ý toàn thế giới. Vào đêm giao thừa, hàng trăm ngàn người Mỹ tập trung ở Quảng trường Thời Đại, đứng sát bên nhau cùng đón chờ khoảnh khắc đầu tiên của năm mới.
Quả cầu khổng lồ là biểu tượng của lễ đón giao thừa trên quảng trường Thời Đại
Khi mọi người cùng hô to đến giây cuối cùng cũng là lúc một quả cầu thuỷ tinh cùng vô vàn những mảnh giấy nhiều màu sắc rơi xuống. Lúc quả cầu chạm đất là thời khắc mọi người hô vang lời chúc mừng năm mới: “Happy New Year!” và đồng thanh cất lên những giai điệu tuyệt vời mừng năm mới.
Hà Thu tổng hợp
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...