Ochazuke hay còn được biết đến với cái tên dân dã hơn tại Việt Nam là cơm chan trà. Đây là một món ăn tuy đơn giản nhưng lại hết mực được yêu thích tại xứ sở hoa anh đào. Nếu ở Hàn có món bibimbab thì Nhật Bản coi ochazuke là món cơm trộn mang đậm quốc hồn.
Ngày nay, "phú quý sinh lễ nghĩa", thực khách có nhu cầu thưởng thức ochazuke theo hướng đẹp mắt, ngon miệng và "sang trọng" hơn nên món này đã được biến tấu một chút. Thông thường sẽ là cơm nóng ở dưới, bên trên có thịt ba chỉ hoặc cá hồi áp chảo nướng, rồi thêm vào vài sợi rong biển khô hoặc cá ngừ bào, xong cứ thế đổ ngập nước trà nóng vào là có ngay ochazuke phiên bản hiện đại đầy tính thẩm mỹ.
Có câu chuyện thú vị xoay quanh món này, là vào ngày xưa với cách chế biến khá "hổ lốn" như đã nói bên trên, ochazuke không chỉ được xem là một món ăn "bình dân", "nhà nghèo" mà còn được dùng để "đuổi khách".
Cụ thể, khi muốn "đuổi khéo" những vị khách không biết ý tứ, cứ ngồi lì ở nhà mình cả buổi trời, chủ nhà sẽ ý nhị ngỏ lời mời vị khách dùng món cơm chan trà với ngụ ý rằng: "Anh đã ở nhà tôi lâu đến nỗi tôi chẳng còn gì để mời anh cả". Khi đó, vị khách ấy sẽ tẽn tò mà hiểu ngay rằng đã đến lúc mình phải về.
Từ một món ăn tầm thường, theo dòng thời gian, ochazuke chuyển mình thành món ăn đặc sắc gắn liền với văn hóa Nhật Bản. Thậm chí, vào năm 1952, món ăn này còn được đưa lên phim trong tác phẩm Ochazuke no aji của đạo diễn Ozu Sujiro (tạm dịch: Hương vị cơm chan trà). Bộ phim đã góp phần khắc hoạ tính chất đơn sơ, mộc mạc nhưng đầy trân quý của món ăn khi đặt ra câu chuyện bất hoà của hai vợ chồng được hóa giải nhờ món ochazuke đong đầy tình thương.
Nguồn gốc của ochazuke đến nay vẫn còn là dấu chấm hỏi khi không có một ghi chép rõ ràng về sự xuất hiện của món ăn này. Tuy nhiên, nhiều người truyền miệng nhau rằng món ăn bắt nguồn từ Trung Quốc với xuất thân là cơm chan trà "người nghèo" nhưng như mọi người vẫn thường bảo, món ăn nào cứ hễ đến Nhật sẽ được "tân trang" lên một đẳng cấp mới.
Ngoài ra, một thuyết khác còn cho Nhật Bản vốn dĩ nổi tiếng với Thần đạo Shinto, nơi mà con người được dạy rằng cần phải trân trọng tất cả những gì đang có quanh ta bởi vạn vật đều có linh hồn, đều có một vị thần bảo hộ. Thế nên, nếu bỏ đi những món ăn thừa biết đâu sẽ xúc phạm một vị thần bảo hộ nào đó. Chính bởi thế, người Nhật lấy tất cả những phần thừa đó đem chế biến thành ochazuke - một món ăn riêng biệt đậm chất văn hóa Phù Tang.
Theo VTC News
Theo dõi thêm các tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...