Vẻ đẹp được khẳng định
Nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám xưa thuộc thôn Minh Giám (tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương), nay thuộc quận Đống Đa (Hà Nội). Quần thể di tích này nằm trên diện tích 54.331m2, bao gồm hồ Văn, vườn Giám và khu nội tự.
Hồ Văn nằm trước mặt Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhưng bị chia cắt bởi phố Quốc Tử Giám. Hồ có khuôn viên rộng 11.932m2 (năm 2017), giữa hồ là gò Kim Châu. Trước kia, trên gò có Phán Thủy đình - nơi các nho sĩ thường lui tới để bình văn chương thơ phú. Ngày nay, Phán Thủy đình tuy không còn, nhưng trên gò vẫn còn hai tấm bia đá ghi lại vẻ đẹp của hồ Văn và quá trình trả lại hồ Văn cho Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Hồ Văn nhìn từ trên cao
Tấm bia thứ nhất được dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trong dịp tu sửa Văn Miếu và nạo vét hồ Văn, do Hoàng giáp khoa Tân Hợi, Bố chánh Hà Nội Lê Hữu Thanh soạn, có nội dung: “Trước Miếu có hồ nước lớn, trong hồ có gò Kim Châu, vào khoảng niên hiệu Cảnh Trị (1668-1671), Tham tụng họ Phạm (Phạm Công Trứ) làm 10 bài thơ vịnh Phán Thủy để ghi lại cảnh đẹp.
Lâu ngày, cát đọng lại, cỏ dại mọc lan, lòng hồ ngày càng nông cạn, thu hẹp lại. Mùa thu năm Quý Hợi, niên hiệu Tự Đức (1863), tôi cùng Cao đài Đặng Lương phủ (Đặng Tá) dựng đình bia Tiến sĩ và sửa sang khu hồ, mở rộng chỗ hẹp, khơi sâu chỗ nông, phá chỗ rậm rạp cho phong quang để thấy rõ cảnh trí của hồ, của núi. Mùa thu năm Ất Sửu (1865), Đặng sứ quân lại xuất tiền nhà xây một đình trên gò Kim Châu. Đình làm xong gọi là Văn Hồ đình...”.
Đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, do phân cách địa giới hành chính, khu Văn Miếu thuộc tỉnh Hà Đông. Khi trao trả Văn Miếu - Quốc Tử Giám lại cho tỉnh Hà Nội, khu hồ Văn đã bị bỏ sót. Năm 1939, các văn nhân, nho sĩ Hà Nội đã đệ đơn trình Thị trưởng Hà Nội xin trả lại hồ Văn về địa phận Văn Miếu. Tháng 5/1940, Hội đồng Thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ Văn về Văn Miếu. Sự kiện này được khắc lại trên bia “Hoàn Văn hồ bi” do Cử nhân khoa Quý Mão, quan Tổng đốc trí sĩ Hoàng Huân Trung soạn năm Bảo Đại thứ 17 (1942).
Bảo vệ “viên ngọc” quý
Có thể thấy, hồ Văn là một thắng cảnh đẹp ở kinh thành Thăng Long và khơi nguồn cảm hứng cho nhiều văn nhân, nho sĩ. Tuy nhiên, nội dung các tấm bi ký cũng cho thấy hồ Văn từng có nguy cơ “biến mất” do điều kiện tự nhiên và cả con người. Giai đoạn từ năm 1946 đến những năm 1990, hồ Văn bị xâm phạm nghiêm trọng khi 278 hộ dân xung quanh lấn chiếm với tổng diện tích 4.227m2. Do nhiều nguyên nhân, phải tới năm 2005, hồ Văn mới được tu sửa lớn. Năm 2006, sau khi hoàn thành, hồ được bàn giao cho Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám quản lý.
Để phát huy tối đa giá trị của hồ Văn, tháng 7/2021, Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tiến hành phục dựng tòa phương đình và tôn tạo gò Kim Châu theo Dự án Bảo tồn, tôn tạo và khai thác Khu di tích lịch sử văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 3496/QĐ-UBND ngày 31/8/1998.
Theo Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu, việc triển khai dự án này nhằm trả lại một thành phần quan trọng với đúng chức năng và vị trí vốn có trong tổng thể khu di tích; góp phần làm tăng giá trị cảnh quan khu vực đô thị xung quanh, đồng thời phát huy giá trị tổng thể khu di tích.
“Việc phục dựng tòa phương đình và tôn tạo gò Kim Châu sẽ góp phần bảo tồn, phát huy giá trị tổng thể Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và khu vực hồ Văn, đưa nơi đây trở thành một điểm thu hút khách du lịch và là nơi tổ chức các sự kiện liên quan tới các hoạt động chung của khu di tích”, ông Kiêu khẳng định.
Đồng tình với quan điểm này, ông Trương Minh Tiến, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng, việc phục dựng tòa phương đình và tôn tạo gò Kim Châu sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch của Hà Nội và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương xung quanh khu vực di tích, đồng thời gìn giữ các di sản văn hóa, khơi dậy truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ.
Theo Báo Hà Nội mới
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...