Tin tức

"Cây cầu sống" đan bằng rễ cây có thể đứng vững qua nhiều thế kỷ

18:18 - 18/07/2019
Dưới bàn tay khéo léo của người dân bản địa, những rễ cây đại thụ được kết lại thành "cây cầu sống" treo lơ lửng bắc ngang qua sông, tạo thành một kiệt tác nghệ thuật từ thiên nhiên.

Ở nơi được mệnh danh là ẩm ướt nhất thế giới, du khách không băng qua sông bằng một cây cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép mà là một “cây cầu sống” hình thành từ rễ các cây đại thụ xung quanh.

Nằm ở phía Đông Bắc Ấn Độ dọc biên giới Bangladesh, bang Meghalaya có hai thị trấn là nơi có lượng mưa hàng năm cao nhất thế giới (theo Sách Kỷ lục Guinness Thế giới). Trong suốt mùa mưa ở Ấn Độ từ tháng 6 đến tháng 9, các dòng sông ở bang Meghalaya thường dâng cao tạo thành lũ lụt khiến người dân bản địa bị mắc kẹt. 

Trước đây, người Khasi bản địa ở vùng này thường dựng những cây cầu bằng tre để đi lại, nhưng những cấu trúc nhân tạo đó không thể trụ vững được qua những trận bão, và nhanh chóng mục nát. Thế nên để khắc phục hoàn cảnh đó, người Khasi đã dựa vào một loài cây được gọi là cây cao su Ấn Độ, có bộ rễ ngoài rất dẻo dai, có thể buộc, xoắn và tạo hình thành những cấu trúc giống như cây cầu treo. 

Tuy nhiên, quá trình hình thành cây cầu không hề nhanh và đơn giản. Phải mất từ 10 đến 30 năm để bộ rễ cây phát triển, gắn kết với nhau thành cây cầu vững chắc. Nhưng một khi đã được hình thành, thì cây cầu rễ cây có thể sống qua nhiều thế kỷ và đủ khỏe để chịu tải trọng của 35 người cùng lúc (theo National Geographic).

Theo truyền thống, người Khasi bắt đầu quá trình tạo ra cây cầu bằng cách trồng cây ở hai bên bờ sông. Sau đó, họ luồn và xoắn rễ cây của chúng vào một cây cầu gỗ tạm thời để dẫn rễ cây đến phía bên kia của dòng sông. Khi đủ dài chạm tới bờ bên kia sông, rễ sẽ tự cắm xuống đất. Theo thời gian, rễ phát triển và khỏe dần, khiến cây cầu trở nên vững chắc hơn. 

Không ai biết "cây cầu sống" đầu tiên được tạo ra như thế nào, nhưng các bản ghi chép về cấu trúc cây cầu xuất hiện từ khoảng hơn 100 năm trước (theo National Geographic).

Người Khasi vẫn đang chăm chỉ duy trì sự sống cho cây cầu rễ cây này và tiếp tục tạo thêm tầng thứ 3, dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng một thập kỷ tới.

"Cây cầu sống" đã trở thành điểm nhấn du lịch ở bang Meghalaya, thu hút du khách đến tham quan, tạo nguồn thu cho địa phương.

Thu Hiền, theo Insider

Tin tức liên quan

Chính thức phát động cuộc thi giải toán trên máy tính bằng hình thức online
Chính thức phát động cuộc thi giải toán trên máy tính bằng hình thức online

10/11/2024

Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...

Tưng bừng giải Vô địch cờ vua trẻ xuất sắc Quốc gia năm 2024 tranh cúp GIGA GIFT
Tưng bừng giải Vô địch cờ vua trẻ xuất sắc Quốc gia năm 2024 tranh cúp GIGA GIFT

06/07/2024

Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...

Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz
Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz

06/11/2023

Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...

Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?
Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?

09/10/2023

Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...

Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

19/03/2023

Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...

Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

18/03/2023

Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...

Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc
Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc

17/03/2019

“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...

Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội
Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội

22/02/2023

Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.

Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023
Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023

20/02/2023

Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...

Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia
Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia

31/03/2019

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...

Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

14/02/2023

Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...

Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria
Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria

10/02/2023

Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...