Có lẽ, nếu là dân xứ khác, khi nghe đến mắm cá rò thì ngạc nhiên. Nhưng đối với những người con xứ Huế mộng mơ thì chẳng có gì là lạ. "Rò" vốn là tên một loại cá gần giống như cá cơm.
Cá rò có nhiều ở vùng biển nước lợ hoặc vùng biển nóng êm dịu. Biển Thuận An ở Huế là nơi xuất hiện nhiều loài cá này, từ đó đã cho ra đời loại mắm rò độc đáo. Cá rò có xương mềm, thịt ngọt, được các mệ (mẹ), các o (cô) mót về từ những làng chài, cảng cá rồi đem ướp ủ mắm ăn dần.
Ban đầu chỉ là để tự phục vụ trong gia đình, nhưng dần dần, món mắm cá rò đi khắp các tỉnh thành trong cả nước nhờ lạ và ngon miệng. Du khách đi du lịch Huế dùng thử trong những bữa ăn, thấy ngon nên mua về làm quà rất nhiều.
Người dân xứ Huế rất cởi mở, phóng khoáng, thân thiện. Thay vì giấu nghề cách làm mắm cá rò thì họ lại xởi lởi chỉ dẫn nhiệt tình. Các mệ cười tươi như đóa hướng dương nói chậm từng câu để du khách hiểu rõ. Bởi tiếng Huế dù dễ thương, ngọt ngào nhưng rất nhiều từ phương ngữ nên người phương khác phải hỏi lại nhiều lần mới nghe kịp.
Cá rò sau khi mang về từ biển phải xóc sao cho sạch vảy nhớt mà không được nát thịt. Sau đó rửa cá bằng nước biển hoặc thứ nước muối pha cho có độ mặn tương đương nước biển. Sở dĩ làm thế để thịt cá săn chắc, đậm đà với hương vị biển, không bị nhạt thịt bởi nước lọc hay nước ngọt phù sa. Cũng cần nói thêm, cá rò cũng như cá cơm, chỉ có làm mắm là ngon nhất.
Khi cá cho ráo nước, người ta sẽ muối cá theo công thức: cứ sáu phần cá, một phần muối hột, để chừng mười lăm phút đến nửa giờ cho cá thấm đều muối. Sau đó cho vào lu vại, ém chặt xuống. Dùng nẹp tre gài bên trên cho con cá không trồi lên. Cứ thế, để qua ba mươi ngày là có thể ăn được.
Mắm cá rò dùng ăn sống. Nói ăn sống chứ thật ra cá rò khi thành mắm đã thấm muối. Chính độ mặn từ muối đã biến cá sống thành cá chín, có thể ăn ngay được, không cần qua nấu nướng, chẳng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Để tăng tính hấp dẫn, cần trộn mắm với riềng, ớt, tỏi nhằm góp phần làm mắm có màu đỏ đẹp và vị cay nồng đặc trưng. Món này ăn kèm với cơm, thịt ba chỉ thái mỏng (ba rọi) luộc và rau sống. Cá rò thịt ngọt, mềm, xương nhỏ, nên sau khi làm mắm, ta có thể nhai nguyên con mà không sợ mắc xương.
Theo baodulich.net.vn
Quần thể Di tích Cố đô Huế tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn rộng với nhiều...
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn...
Tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí tham quan đối với công dân Việt Nam khi tham quan các điểm di tích thuộc Quần...
Trong 2 ngày 26 và 27/7, Chương trình Trại hè Việt Nam 2022 tổ chức một số hoạt động tại thành phố Huế, tỉnh...
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có...
Ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hợp tác, xúc tiến khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế bằng...
Tối 30/6 tại Cồn Dã Viên, đêm gala giã bạn “Chào Huế!" khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022 - “Di...
Tuần lễ Festival Huế 2022 chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong...
Tối ngày 27/6, trong không gian di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Phú Diên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên...
Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ 25 đến 30/6 đang mang đến cho cộng đồng, du khách những trải nghiệm thú...
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival Huế 2022, tối 23/6, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế,...
Festival Huế 2022 được tổ chức với nhiều chương trình, hoạt động mang tầm quốc gia, quốc tế, dự kiến thu hút...