Cung điện Dolmabahçe nằm ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, từng là trung tâm hành chính của Đế chế Ottoman giai đoạn 1856-1922. Với chi phí xây dựng lên tới 5 triệu tiền vàng Ottoman (tương đương 35 tấn vàng), cung điện Dolmabahçe có diện tích 45.000m2, 285 phòng, 46 hội trường, 6 phòng tắm và 68 nhà vệ sinh. Ngoài 14 tấn vàng lá đã được sử dụng để dán trần, cung điện Dolmabahçe còn là nơi có bộ sưu tập nhiều đèn chùm. Vào năm 2020, Viện Kỷ lục Châu Á (ASRI) đã đề cử cung điện Dolmabahçe là nơi có đèn chùm pha lê Bohemia lớn nhất thế giới. Ảnh: Worldkings.org.
Versailles (diện tích 67.000 m2) là một trong những cung điện nổi tiếng ở nước Pháp. Đây chính là nơi ở của các đời vua Pháp như: Louis XIII, Louis XIV, Louis XV và Louis XVI. Nằm ở phía Tây của Paris tại thành phố cùng tên, cung điện Versailles là biểu tượng quyền lực tối thượng của các triều đại phong kiến Pháp. Ngày nay, cung điện có khoảng 5.000 món đồ nội thất cổ và 6.000 bức tranh vô giá đang được lưu giữ tại đây.
Cung điện Buckingham ở Westminster, London, Anh, hiện là nơi ở của hoàng gia Anh (77.000 m2). Theo BBC, cung điện Buckingham ban đầu được gọi là Nhà Buckingham, xây dựng năm 1703 cho Công tước Buckingham. Năm 1761, vua George III mua lại tòa nhà này làm chỗ ở cho nữ hoàng Charlotte. Nó được mở rộng vào thế kỷ 19, trở thành nơi ở chính thức của Quốc vương Anh năm 1837 khi nữ hoàng Victoria lên nắm quyền. Ngày nay, cung điện này hiện có 775 phòng, diện tích 77.000 m2, với 19 phòng khách, 52 phòng ngủ dành cho khách và các thành viên trong hoàng gia, 78 phòng tắm, 188 phòng dành cho nhân viên của cung điện, 92 phòng làm việc.
Được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới từ năm 1997, cung điện Venaria (diện tích 80.000m2) nằm tại Venaria Reale, gần thành phố Turin (Italy) sở hữu kiến trúc Baroque với nhiều công trình độc đáo như Đại sảnh Diana, Nhà thờ St. Hubert... Ngoài ra, cung điện còn có những phòng trưng bày độc đáo, tiêu biểu là Galleria Grande, một trong những bảo tàng đón khách nhiều nhất tại Italy. Được xây dựng vào thế kỷ 17 bởi Công tước Carlo Emanuele II và Nữ công tước Maria Giovanna Battista của Savoy Nemours. Trải qua hàng thế kỷ, cung điện vẫn giữ được nét đẹp độc đáo của mình.
Cung điện Hoàng gia Malaysia Istana Negara là nơi ở chính thức của quốc vương Malaysia. Được xây dựng từ năm 2007, mở cửa năm 2011 với lối kiến trúc kết hợp giữa Hồi giáo và Mã Lai, cung điện này gồm các phân khu dành cho hoàng gia, các nghi lễ và khu quản lý, cùng một số tiện ích như sân golf, hồ nước, bể bơi, sân cầu lông và quần vợt trong nhà. Có diện tích lên tới 9.000 m2, Istana Negara hiện là một trong những cung điện xa hoa, lộng lẫy nhất trên thế giới.
Cung điện Royal ở Madrid được xây trên nền của một pháo đài có từ thế kỷ thứ 9, dưới thời vương quốc Toledo. Mãi tới năm 1764, cung điện này mới được xây dựng thành nơi ở của Hoàng gia Tây Ban Nha. Với diện tích 134.000 m2, cung điện có 3.000 phòng, hơn 70 bậc thang được thiết kế bởi Sabatini, 240 ban công và 44 cầu thang. Ngày nay, cung điện Royal là nơi được Hoàng gia Tây Ban Nha chọn làm nơi tổ chức các nghi lễ.
Được xây dựng vào thế kỷ 13 tại trung tâm thành phố Vienna, cung điện Hofburg là nơi sinh sống trước đây của nhiều vị vua thuộc triều đại Habsburg ở Áo. Được mở rộng nhiều lần qua các đời hoàng đế, ngày nay cung điện Hofburg có diện tích 240.000 m2 với 2.600 phòng. Đây hiện là nơi ở chính thức và nơi làm việc của Tổng thống Áo.
Cung điện Mùa Đông là một trong những tòa nhà tráng lệ nhất ở St. Petersburg (90.000 m2). Cung điện này đóng vai trò mang tính biểu tượng, chính trị và văn hóa trong lịch sử thành phố St. Petersburg và nước Nga. Các hoàng đế Nga đã sử dụng cung điện này làm nơi ở chính thức của họ từ năm 1732 đến năm 1917.
Nằm ở Jodhpur, Ấn Độ, Umaid Bhawan là một trong những cung điện đẹp bậc nhất trên thế giới. Đây là ngôi nhà của Gaj Singh và hoàng tộc Jodhpur trước đây. Cung điện này có 347 phòng. Việc xây dựng Cung điện Umaid Bhawan bắt đầu vào năm 1929 và phải mất 14 năm để hoàn thành.
Theo sách Đông Nam Á các di tích lịch sử, danh thắng và công trình tiêu biểu, Brunei là quốc gia Đông Nam Á hiện sở hữu cung điện dát vàng lớn nhất thế giới. Cung điện này có tên Istana Nurul Iman, diện tích lên tới 200.000 m2, gồm 1.788 phòng, được thắp sáng bởi 564 đèn treo nhiều ngọn và 51.000 ngọn đèn, 44 cầu thang bộ, 18 cầu thang máy, 5 hồ bơi đầy đủ tiện nghi, chuồng nuôi hàng trăm con ngựa, gara đỗ được hàng trăm xe, phòng khách có thể tiếp cùng lúc 4.000 người.
Theo Zing News
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...