Thả hoa đăng cầu nguyện trong đêm Mãn chay
Đêm qua (2/10), nhằm đêm Rằm tháng 11 Phật lịch, tất cả các ngôi chùa ở thủ đô Vientiane lung linh hơn trong muôn vàn ánh nến Lễ hội Mãn chay của người Lào. Nến trên bàn thờ Phật, nến trên các thuyền lửa, nến trong đèn lồng, nến trên lẵng hoa do các Phật tử nâng niu nguyện cầu, nến thắp thành hàng, thành đám trong sân chùa cùng với những sợi dây kết nối hàng trăm đèn lồng đủ màu sắc, tất cả tạo nên khung cảnh lung linh huyền ảo của một lễ hội tôn giáo được người Lào theo đạo Phật gìn giữ từ ngàn đời nay.
Lễ hội Mãn chay là dịp để các nhà sư và phật tử tập trung về chùa lễ Phật, tổng kết, rút kinh nghiệm những điều đã làm trong ba tháng chay. Ngày chính hội, người lớn thì đi chùa lễ Phật, cúng dường cho các sư để cầu phước. Lớp trẻ thì đổ ra phố, chen nhau ra bờ sông Mekong đi hội chợ mua sắm. Đêm cuối cùng của mãn chay, các nhà sư làm lễ rước nến đi 3 vòng trong chùa để tưởng nhớ công đức vô lượng của Đức Phật cũng như những lời răn dạy của Ngài với chúng sinh.
Người dân về chùa lễ Phật trong đêm cuối cùng của Lễ Mãn chay
Đường từ các ngôi chùa ra sông Mekong chật ních người đi hội. Trên đoạn đê dài gần 1 cây số trước công viên Anouvong, hàng vạn người, chủ yếu là nam nữ thanh niên, trên tay nâng niu chiếc thuyền hoa đăng hình tròn kết bằng bẹ chuối hoặc lá dừa với những bông hoa cúc, hoa sen, hoa vạn thọ… màu sắc rực rỡ, ở giữa có ngọn nến lung linh đi ra bờ sông để thả xuống nước, gửi theo bao điều ước nguyện về cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc, an lành…
Người dân thắp nến cầu nguyện trong đêm Mãn chay
Người dân thắp nến cầu nguyện
Người dân thả hoa đăng xuống nước, nguyện cầu gia đình hạnh phúc, đất nước thanh bình
Nghi lễ cuối cùng diễn ra trước 12 giờ đêm, thuyền lửa được thả xuống sông Mekong mang theo bao lời nguyện cầu cho đất nước thanh bình, nhà nhà no đủ, yên vui. Nghi thức này cũng đánh dấu sự kết thúc 3 tháng mùa chay ở Lào.
Các nhà sư buộc chỉ cổ tay cầu phúc cho mọi người
Là một đất nước mà đa số người dân theo đạo Phật như Lào thì 3 tháng mùa chay là dịp để mỗi người thực hiện việc kiêng khem, hướng thiện và tự răn mình trong niềm tin vào tinh thần Từ Bi Hỉ Xả của Đức Phật. Đó không chỉ là sức mạnh nội sinh duy trì những giá trị đạo đức, phong tục truyền thống của dân tộc mà còn là không gian văn hóa, tâm linh đặc sắc, góp phần tạo nên cốt cách, tâm hồn của con người. Lễ hội còn là nét đẹp văn hóa hấp dẫn đối với du khách muốn tìm hiểu về đất nước và con người xứ sở xinh đẹp, hiền hòa này./.
Vân Thiêng, Đặng Thùy/VOV Vientiane
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...