Để đến với Khe Lạnh, du khách có thể di chuyển bằng phương tiện xe máy hoặc ôtô theo tuyến đường tham quan chùa Thiên Mụ, Văn Thánh rồi rẽ lên hướng đường tránh Huế. Từ đường tránh men theo tuyến đường lên xã Bình Điền, hỏi đường lên đập thủy điện Bình Điền.
Để tới được Khe Lạnh, du khách sẽ có khoảng 45 phút đi thuyền giữa lòng hồ qua các dãy núi trùng điệp cùng làn nước trong xanh
Do địa điểm du lịch này nằm trong khu vực lòng hồ, thuộc sự quản lý của Nhà máy thủy điện Bình Điền nên để vào được đây, trước hết cần phải liên hệ với bảo vệ của thủy điện Bình Điền để được phép vào bên trong.
Khe Lạnh nằm trong khu vực quản lí của Thủy điện Bình điền nên phải xin phép trước khi vào
Khi đã vào được bên trong nhà máy, du khách có thể di chuyển đến chân đập thủy điện bằng xe máy. Tại đây, hành trình khám phá mới thực sự bắt đầu bằng việc thuê thuyền của người dân địa phương để tiến về khu vực Khe Lạnh nằm sâu trong lòng hồ thủy điện.
Khe Lạnh - một thác nước nhỏ xuất hiện từ xa như dải lụa mềm vắt mình qua núi
Sau khoảng 45 phút đi thuyền giữa lòng hồ qua các dãy núi trùng điệp cùng làn nước trong xanh, ngắm cảnh thiên nhiên hữu tình. Hình ảnh Khe Lạnh - một thác nước nhỏ xuất hiện từ xa như dải lụa mềm vắt mình qua núi có thể khiến nhiều du khách ngỡ ngàng.
Khi thuyền cập vào bến đá, du khách mất khoảng 10 phút leo qua các mỏm đá
Khi thuyền cập vào bến đá cũng là lúc thác nước hiện ra rõ ràng. Mất khoảng 10 phút leo qua các mỏm đá, ngay chân thác có một phiến đá như một chiếc bàn khổng lồ, đủ chỗ cho một nhóm 10 – 12 người cùng ngồi nghỉ chân, ngắm cảnh và tận hưởng không khí mát lành như đúng tên gọi của nó.
Ngay chân thác có một phiến đá như một chiếc bàn khổng lồ để du khách ngồi nghỉ chân, ngắm cảnh
Được biết thác nước Khe Lạnh chảy quanh năm, dòng thác chính cùng địa hình đặc biệt đã tạo nên cảnh đẹp hùng vĩ hút hồn du khách. Nước từ dòng thác từ trên cao đổ xuống va vào đá rồi vỡ vụn tạo thành những màn sương mát lạnh, có lẽ cái tên Khe Lạnh mà người dân địa phương hay gọi được bắt nguồn từ đó.
Khe Lạnh hiện là điểm đến còn khá mới mẻ ở Huế, vì chưa có dịch vụ du lịch nên khi đến đây du khách cũng lưu ý chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị và đồ dùng cần thiết. Đặc biệt là không quên áo phao để đảm bảo an toàn khi di chuyển, khám phá giữa lòng hồ thủy điện.
Phúc Đạt/ laodong.vn
Quần thể Di tích Cố đô Huế tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn rộng với nhiều...
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn...
Tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí tham quan đối với công dân Việt Nam khi tham quan các điểm di tích thuộc Quần...
Trong 2 ngày 26 và 27/7, Chương trình Trại hè Việt Nam 2022 tổ chức một số hoạt động tại thành phố Huế, tỉnh...
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có...
Ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hợp tác, xúc tiến khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế bằng...
Tối 30/6 tại Cồn Dã Viên, đêm gala giã bạn “Chào Huế!" khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022 - “Di...
Tuần lễ Festival Huế 2022 chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong...
Tối ngày 27/6, trong không gian di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Phú Diên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên...
Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ 25 đến 30/6 đang mang đến cho cộng đồng, du khách những trải nghiệm thú...
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival Huế 2022, tối 23/6, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế,...
Festival Huế 2022 được tổ chức với nhiều chương trình, hoạt động mang tầm quốc gia, quốc tế, dự kiến thu hút...