Với thứ hạng này, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ xếp sau Singapore (17), Thái Lan (31), Malaysia (29), Indonesia (40); và trên Brunei (72), Philippines (75), Lào (97) và Campuchia (98).
Báo cáo năm nay được Diễn đàn Kinh tế thế giới thực hiện cơ bản dựa trên kết quả hoạt động năm 2017 - 2018. Trong đó, báo cáo đưa ra đánh giá và xếp hạng 140 nền kinh tế trên cơ sở đo lường 14 nhóm chỉ số (thang điểm từ 1 đến 7) với 90 chỉ số thành phần được xếp theo 4 yếu tố: Môi trường hoạt động; Chính sách và điều kiện phát triển du lịch; Cơ sở hạ tầng; Tài nguyên văn hóa và tự nhiên.
Với tiềm năng phong phú và đa dạng, nhóm chỉ số tài nguyên văn hóa và du lịch công vụ (hạng 29) và tài nguyên tự nhiên (hạng 35) của Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp vào nhóm cao của thế giới (từ hạng 1 - 35). Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 2 về tài nguyên văn hóa và du lịch công vụ và thứ 3 về tài nguyên tự nhiên.
Việt Nam cũng được đánh giá cao đối với sức cạnh tranh về giá, xếp hạng 22 trên thế giới bởi giá phòng khách sạn, giá nhiên liệu, thuế và lệ phí sân bay.
Ngoài ra, một số nhóm chỉ số khác được xếp vào nhóm trung bình cao thế giới (từ hạng 36 - 70), gồm có: nhân lực và thị trường lao động (hạng 47); hạ tầng hàng không (50); an toàn và an ninh (58); mức độ mở cửa quốc tế (58); môi trường kinh doanh (67).
Tuy nhiên, theo báo cáo, Việt Nam với đặc điểm tương đồng với những quốc gia có ngành du lịch đang phát triển, vẫn phải giải quyết những hạn chế liên quan đến chất lượng lao động, mức độ sẵn sàng về công nghệ thông tin và truyền thông, hạ tầng dịch vụ du lịch. Đây là những yếu tố có thể cản trở sự phát triển của ngành du lịch. Bên cạnh đó, kết quả xếp hạng cũng chỉ ra cần lưu ý đến việc bảo đảm môi trường, tính bền vững trong phát triển du lịch và mức độ ưu tiên cho ngành du lịch.
Năm 2018, Du lịch Việt Nam đón được trên 15,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 620.000 tỷ đồng. Hệ thống hạ tầng du lịch và doanh nghiệp du lịch phát triển nhanh chóng. Đến nay cả nước có trên 2.000 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và gần 26.000 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 550.000 buồng, trong đó hạng cao cấp (từ 3 sao đến 5 sao) có 900 cơ sở với gần 102.000 buồng. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch với trên 23.000 người được cấp thẻ, trong đó có gần 15.000 hướng dẫn viên du lịch quốc tế và trên 8.000 hướng dẫn viên du lịch nội địa. Trong vòng 3 năm 2015 – 2018, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng gấp 2 lần so với kết quả tích lũy suốt 55 năm trước đó, tốc độ tăng trưởng liên tục đạt gần 30%/năm. |
Vietnam Journey
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...