“Trung thu này mình đi đâu?” Đây chắc hẳn là câu hỏi khiến bạn phải suy nghĩ khi không khí ngày rằm tháng Tám đang cận kề. Chẳng cần đi đâu xa, Trung thu phố cổ Hà Nội cũng mang đến cho bạn khoảnh khắc thú vị. Không khí vui tươi, nhộn nhịp khắp phố phường sẽ mang đến cho bạn ngày Trung thu khó quên.
Đi đâu để tận hưởng không khí Trung thu phố cổ Hà Nội?Hàng Mã
Địa điểm đầu tiên phải kể đến khi bạn vi vu đón Trung thu phố cổ Hà Nội đó chính là chợ Trung thu truyền thống Hàng Mã – phiên chợ thu hút du khách, nhất là trẻ em bởi sự nhộn nhịp của các gian hàng đồ chơi khi vào mùa Trung thu.
Cứ vào dịp Trung thu, Hàng Mã như khoác lên mình một chiếc áo mới sặc sỡ sắc màu với đầy đủ các món đồ chơi, trang trí. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn một chiếc đèn ông sao, đèn lồng, trống, mặt nạ… với những hình dáng, màu sắc đa dạng và mới lạ tại tất cả các gian hàng được bày san sát nhau kéo dài từ đầu đến cuối con phố.
Không những thế, Hàng Mã về đêm càng khiến du khách mê mẩn hơn khi vẻ lung linh, mờ ảo của đèn điện xen lẫn ánh sáng của đèn lồng, đèn ông sao hòa cùng không khí Trung thu Hà Nội vui tươi, nhộn nhịp và dòng người tấp nập ngược xuôi.
Chợ Đồng Xuân
Bạn cũng nên ghé thăm chợ Đồng Xuân để trải nghiệm không gian Trung thu phố cổ Hà Nội với các hoạt động như múa sư tử, văn nghệ, các trò chơi dân gian… nằm trong chuỗi chương trình đón Trung thu của thành phố.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia bày cỗ Trung thu, thi rước đèn và vui phá cỗ trông trăng cùng thiếu nhi. Hay tham quan các gian hàng, quầy hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm Trung thu truyền thống cũng thú vị không kém. Bạn sẽ bắt gặp các loại đồ chơi dân gian, hoa quả, bánh dẻo, bánh nướng, cốm Vòng… trong khu chợ. Và đừng quên thưởng thức các món ăn khuya nức tiếng ở chợ Đồng Xuân nhé!
Phố bích họa Phùng Hưng
Ghé phố bích họa Phùng Hưng trong chuyến đi khám phá Trung thu phố cổ Hà Nội, bạn sẽ được giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi dân gian, các loại đèn Trung thu bằng giấy màu, ông tiến sĩ, diều giấy, biểu diễn múa rối cạn…
Không những thế, khi đặt chân tới phố Phùng Hưng bạn sẽ cảm nhận được sự thoáng đãng của cảnh sắc, không còn tiếng ồn ào của xe cộ và tiếng lộn xộn của buổi họp chợ. Tới đây, du khách có thể thưởng thức không gian văn hóa cộng đồng qua các tác phẩm nghệ thuật đường phố đặc sắc của các nghệ sĩ về một Thủ đô ngàn năm văn hiến trên bức tường dài 400m.
Vẻ đẹp nơi đây còn thu hút khách du lịch với hình ảnh những ông đồ già đang ngồi viết chữ, mài mực bên nghiên cùng những nét chữ, câu thơ tinh tế. Hình ảnh giản dị, đời thường nhưng chứa đựng hồn dân tộc và truyền thống văn hóa thủ đô.
Phố đi bộ Hồ Gươm
Trung thu Hà Nội nhất định phải ra Hồ Gươm đi bộ, vừa để tận hưởng không khí trong lành của cây xanh, vừa hòa mình vào không gian náo nhiệt của các chương trình, lễ hội ngập tràn âm thanh và sắc màu.
Trung thu ở Hồ Gươm được ví như một “Hội An thu nhỏ” với con đường lồng đèn được trang trí và sắp xếp đẹp mắt và cũng vô cùng tinh tế, tỉ mỉ. Thêm vào đó, cảnh sắc bố trí xung quanh cũng ghi điểm với du khách bởi các bức tường hoa hay quán coffee mang đậm chất cổ xưa.
Dưới ánh đèn điện đủ màu sắc khi màn đêm buông xuống, Hồ Gươm làm say lòng du khách với sự lung linh bao bọc xung quanh. Trong chuyến đi khám phá Trung thu phố cổ, bạn có thể tham gia vào các trò chơi dân gian truyền thống. Không chỉ vậy, du khách còn được hòa mình vào lễ hội carnaval với các hình thức múa rồng, múa lân, rước đèn qua các con phố. Cùng với đó là ngắm nhìn các nhân vật cổ tích và hiện đại trong bộ trang phục của chị Hằng, chú Cuội, hay Elsa, người nhện... Và đặc biệt, bạn được thỏa sức nếm thử hương vị của các món ăn ngon trên vỉa hè.
Dạo quanh một vòng các nẻo đường, con phố, bạn sẽ thấy Trung thu phố cổ Hà Nội đúng là làm say đắm lòng người. Cần gì ngồi tàu, xe mấy tiếng đồng hồ để ngắm Trung thu nơi miền đất lạ, bạn còn chần chừ gì mà không lựa chọn phố cổ Hà Nội làm điểm dừng chân của mình trong mùa Trung thu này!
Thanh Huyền/ dulichvietnam.com.vn
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...