Nằm trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng, cung Nam Phương Hoàng hậu ở trên ngọn đồi cao, bao quát không gian thơ mộng của Đà Lạt.
Dinh thự do ông Nguyễn Hữu Hào (cha của Nam Phương hoàng hậu) xây dựng năm 1932, làm nơi nghỉ dưỡng. Sau đó, ông tặng lại cho con gái mình làm của hồi môn khi lấy chồng.
Dinh thự gồm ba tầng với tổng diện tích khoảng 500 m2, tọa lạc trong khu vườn rộng giữa ngút ngàn thông xanh. Dinh thự có lối kiến trúc Pháp kết hợp với nét Á Đông.
Tầng lầu được xây theo hình ngũ giác vọng nguyệt, với mái ngói nhô ra. Hệ thống thông gió có hoa văn trang trí cành đào cách điệu. Đây là nơi triển lãm các vật dụng cung đình triều Nguyễn.
Trong thời kỳ Dinh 3 - nơi nghỉ dưỡng của vua Bảo Đại và hoàng hậu chưa được xây dựng thì hai người thường nghỉ tại dinh thự này. Không gian bên trong và ngoài dinh đều có nước sơn vàng, màu sơn thường thấy của biệt thự kiểu Pháp. Màu vàng cũng là biểu tượng hoàng gia.
Hệ thống cầu thang, cửa sổ, trần mái, đồ nội thất được ốp gỗ quý tạo nên vẻ ấm áp, sang trọng.
Cung điện có 10 phòng, phòng riêng của Hoàng hậu Nam Phương nằm ở tầng hai. Nhiều đồ đạc của bà như tủ quần áo, giường ngủ, bàn trang điểm, triều phục... vẫn còn nguyên vẹn.
Chiếc đàn piano có xuất xứ từ Pháp mà bà Nam Phương thường sử dụng được đặt trong phòng. Sau khi cưới, hoàng hậu không thường xuyên sử dụng ngôi nhà này. Bà chỉ lui tới trong số ít lần cùng các con lên Đà Lạt nghỉ dưỡng.
Phòng chờ của khách trước khi gặp chủ nhà ở ngay lối vào, cạnh đó là phòng tiếp khách. Cách bài trí nội thất dinh thự đã tái hiện phần nào cuộc sống vương giả của một gia đình hoàng tộc thời ấy.
Phòng ngủ thiết kế cho vợ chồng ông Nguyễn Hữu Hào ở tầng 2 của dinh thự. Mỗi phòng đều có lò sưởi riêng làm từ nhiều loại đá hoa cương có màu sắc khác nhau. Hầu hết các phòng đều có ban công để ngắm cảnh.
Trong cung còn có phòng riêng của thái tử Bảo Long, phòng yến tiệc, phòng ăn của gia đình, nhà bếp... Bố cục không gian các phòng trong dinh thự được thiết kế thoáng đãng.
Ngoài dồ dùng gia đình, những bức thư mà Nam Phương Hoàng hậu đã viết vào năm 1949 từ Pháp gửi về cho vua Bảo Đại, các văn bản, giấy tờ của gia đình... được trưng bày trong tủ kính.
Các phòng đều treo nhiều hình ảnh Hoàng hậu Nam Phương, vua Bảo Đại, thái tử Bảo Long... khi còn ở Việt Nam và lúc sang Pháp, góp phần tái hiện một phần lịch sử hơn 70 năm trước.
Năm 1947, bà sang Pháp sinh sống và từ đó không quay trở lại cung. Tòa dinh thự sau khi vắng chủ bị bỏ hoang một thời gian dài trước khi được người Pháp sử dụng vào một số mục đích. Sau năm 1975, cung được chính quyền mới tiếp quản.
Phạm Dương, theo vnexpress.net
Còn vài ngày nữa mới đến ngày lễ Quốc tế phụ nữ 8/3 nhưng hiện nay giá hoa hồng của Đà Lạt (Lâm Đồng) và một...
Sau thời gian dài ngưng trệ vì ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, hoạt động du lịch của Đà Lạt – Lâm Đồng đã nhộn...
Trưa 22/8, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại điểm tham quan du lịch Nông trại Cún ở phường 7, TP Đà Lạt (Lâm Đồng)...
Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội quý II năm 2022 do UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức chiều 14/7,...
Sáng ngày 20/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức buổi họp báo công bố Tuần lễ vàng Du...
Ngày 20/4, ông Lê Anh Kiệt, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, trong kỳ...
Sáng nay (10/4), tại Đền thờ Âu Lạc nằm trong danh thắng cấp quốc gia Khu du lịch thác Prenn Đà Lạt, tỉnh Lâm...
Giải chạy được thiết kế theo quy mô và hình thức của một lễ hội thể thao âm nhạc, với mục tiêu trở thành điểm...
Trong bảng xếp hạng của Booking.com về những điểm đến để ngắm hoa, Đà Lạt (Lâm Đồng) đứng thứ 3 trong top 10...
Trước cơn sốt bất động sản, tỉnh Lâm Đồng đã và tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra và xử lý nghiêm các vụ...
Sau gần một năm "đóng băng" vì dịch COVID-19, ngành du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đang có bước phục hồi mạnh mẽ....
Đến ngày 6/2, tức mùng 6 Tết, tỉnh Lâm Đồng thu hút được hơn 300.000 lượt khách du lịch, trong đó có 1.900...