Tin tức

Hai ngôi cổ tự trong hành trình rước phật tại Huế

17:05 - 12/05/2022
Vào ngày 14/5 sẽ diễn ra lễ “Mộc Dục” và rước phật từ Cổ tự Diệu Đế lên cổ tự Từ Đàm. Hoạt động chính của lễ rước là đoàn diễu hành đi bộ rước phật qua các con đường xứ Huế và diễu hành xe hoa trong và các vùng lân cận Thành phố Huế.

Chùa Diệu Đế tọa lạc bên sông Hộ Thành, gần cầu Gia Hội và sông Đông Ba, số 100B đường Bạch Đằng ( phường Phú Cát, TT Huế)

Chùa đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo ở Huế. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi nên đã có cảnh quan rất đẹp, với vườn tược rộng rãi, cây cối xanh tươi

Năm 1844, Chùa do vua Thiệu Trị cho xây dựng với quy mô đồ sộ trên nền phủ đệ cũ của nhà vua. Tuy nhiên trải qua nhiều năm chiến tranh làm biến động lịch sử, nên ngôi chùa không còn nguyên vẹn như trước

Năm 1855, dưới thời của vua Hàm Nghi, cung điện bị chiếm đóng, chính phủ Nam triều phải trú ngụ và làm việc ở đây. Lúc này ngôi chùa được tận dụng cho nhiều mục đích khác nhau: Trí Tuệ Tịnh Xá làm phủ đường Thừa Thiên, Tường Từ Thất trở thành ngân khố và sở đúc tiền… Đến năm 1887 các công trình kiến trúc của chùa hầu hết bị triệt hạ và sang đến tận thế kỷ XX mới được phục hồi

Ngày nay, sau khi được phục hồi, chùa Diệu Đế vẫn giữ được nét cổ kính. Khuôn viên chùa rộng rãi, chùa nằm gọn giữa bốn đường: phía trước là đường Bạch Đằng, phía sau là đường Tô Hiến Thành, bên trái là con đường mang tên chùa Diệu Đế, và bên phải là đường Chùa Ông

Về tổng quan, chùa có diện tích khá rộng, ngoài cùng là cổng Tam Quan hai tầng, phía trên có lầu Hộ Pháp. Sau cổng Tam Quan là con đường được lát gạch Bát Tràng với hai bên phủ bóng cây mát dẫn lối vào khu Chính điện. Đây là điểm xuất phát của lễ rước phật ngày 14/5/2022

Chùa Từ Đàm ban đầu có tên là Ấn Tôn, tính theo năm (1695) hoàn tất và đưa vào sử dụng cho đến nay đã hơn 300 tuổi. Tên gọi Từ Đàm có được từ thời Thiệu Trị, năm 1841 khi đó chùa được trùng tu và đổi tên

Chùa Từ Đàm do Hòa thượng Minh Hoằng ở Trung Quốc, tạo dựng Chùa ban đầu có tên là Ấn Tôn với ý nghĩa là lấy sự truyền tâm làm tông chỉ của chùa

Đến thời Thiệu Trị chùa được trùng tu và trở nên khang trang hẳn. Đến năm 1935 phong trào chấn hưng phật giáo phát triển mạnh cho nên chùa được xây thêm và mở rộng. Cho nên về sau chùa chưa hẳn là ngôi chùa nhiều năm tuổi có lối kiến trúc cổ

Tuy nhiên với lối kiến trúc mới này, chùa trở nên phù hợp với nhu cầu của con người trong trong một thời đại mới. Đây là một ngôi chùa dùng để làm trụ sở cho Giao hội Hội Phật giáo của cả xứ Trung kỳ trong cuộc vận hội chấn hưng Phật giáo Bắc – Trung – Nam

Kể từ thời điểm trùng tu cho đến nay, chức năng của chùa Từ Đàm không hề thay đổi, vẫn là chùa hội, vẫn là nơi hội họp của đông đảo quần chúng. Tuy nhiên, lúc bấy giờ vẫn còn bất cập vì dù được trùng tu nhưng không gian kiến trúc lúc đó vẫn chật chội so với lượng Phật tử ngày một đông

Đây là điểm kết thúc của hành trình rước phật, cũng là nơi tổ chức lễ chính của mùa Phật Đản hàng năm tại Huế

Theo VOV.VN

Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV

Tin tức liên quan

Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz
Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz

06/11/2023

Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...

Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?
Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?

09/10/2023

Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...

Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

19/03/2023

Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...

Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

18/03/2023

Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...

Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc
Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc

17/03/2019

“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...

Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội
Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội

22/02/2023

Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.

Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023
Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023

20/02/2023

Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...

Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia
Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia

31/03/2019

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...

Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

14/02/2023

Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...

Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria
Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria

10/02/2023

Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...

Hàn Quốc: Giới trẻ chạy theo trào lưu mua hàng xa xỉ theo người nổi tiếng
Hàn Quốc: Giới trẻ chạy theo trào lưu mua hàng xa xỉ theo người nổi tiếng

08/02/2023

Độ tuổi người tiêu dùng các nhãn hiệu cao cấp tại Hàn Quốc ngày một trẻ hóa khi hàng loạt thần tượng K-pop...

Lớp học nhảy miễn phí cho trẻ em vùng cao
Lớp học nhảy miễn phí cho trẻ em vùng cao

03/02/2023

Lớp học nhảy hoàn toàn miễn phí dành cho các em học sinh vùng cao tại thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hoà,...