Hoàng thành Thăng Long là khu di tích lịch sử của kinh thành Thăng Long xưa, đã được Ủy ban di sản thế giới UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới ngày 1/8/ 2010. Công trình kiến trúc đồ sộ này được các triều vua xây dựng và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc và đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Việt Nam.
Hoàng Thành Thăng Long thuộc địa bàn của phường Điện Biên và phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Khu di tích này có tổng diện tích là 18.395ha, bao gồm khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích khác còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Cửa Bắc, Hậu Lâu, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn.
Di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu
Di tích khảo cổ ở 18 Hoàng Diệu. Ảnh: hoangthanhthanglong.vn
Tháng 12/2002, các chuyên gia đã tiến hành cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam tại 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. Tại các khu vực này đều đã phát hiện được rất nhiều các di tích kiến trúc và di vật có niên đại xen lẫn nhau, chồng xếp lên nhau qua suốt 1300 năm, bắt đầu từ thời Đại La (thế kỉ 7 – 9), qua các thời Đinh – Tiền Lê (thế kỉ 10), thời Lý (1009 – 1225), Trần (1226 – 1400), Hồ (1400 – 1407), Lê sơ (1428 – 1527), Mạc (1527 – 1592), Lê Trung Hưng (1592 – 1789) và Nguyễn (1802 – 1945).
Trên thế giới rất hiếm có Thủ đô một nước mà trong lòng đất còn bảo tồn được một quần thể di tích, di vật mang bề dày lịch sử – văn hóa dài lâu và có các tầng văn hóa chồng xếp, nối tiếp nhau một cách khá liên tục như thế. Đây là một đặc điểm nổi bật, góp phần tạo nên giá trị to lớn và tính độc đáo của khu di tích.
Điện Kính Thiên
Rồng đá điện Kính Thiên được xây dựng năm 1467, là tuyệt tác kiến trúc tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ. Ảnh: hoangthanhthanglong.vn
Điện Kính Thiên là hạt nhân chính trong tổng thể các khu di tích lịch sử của thành cổ Hà Nội. Trước di tích này là Đoan Môn rồi tới cột cờ Hà Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Thềm điện gồm 10 bậc, 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành thềm rồng.
Hậu Lâu
Hậu lâu nằm trong khu vực trung tâm của Hoàng Thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê. Ảnh: hoangthanhthanglong.vn
Hậu lâu còn được gọi là Tĩnh Bắc Lâu, rộng khoảng 2.392m2, là nơi ở của hoàng hậu, các công chúa và cung tần, mỹ nữ thời phong kiến. Công trình được xây bằng gạch, lầu dưới có ba tầng mái, lầu trên là hai tầng mái. Phần mái phỏng theo kiến trúc cổ truyền Việt Nam kiểu mái chồng diêm, có các đầu đao nhưng toàn bộ mái là kết cấu gạch và bê tông, trên đắp ngoài giả ngói.
Cửa Bắc
Bắc Môn còn gọi là cửa Bắc, nằm trên phố Phan Đình Phùng, được xây dựng năm 1805 là cổng thành duy nhất còn lại của thành Hà Nội thời Nguyễn. Ở Cửa Bắc còn lưu giữ lại hai vết đại bác do pháo thuyền Pháp bắn từ sông Hồng năm 1882 khi Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai. Ngày nay trên cổng thành là nơi thờ hai vị tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.
Cửa Bắc được nhà Nguyễn xây dựng năm 1805 trên nền Cửa Bắc thời Lê theo lối vọng lâu. Ảnh: hoangthanhthanglong.vn
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long còn rất nhiều điểm hấp dẫn, chờ đợi du khách yêu lịch sử và khảo cổ học tới tham quan và khám phá. Đây là niềm tự hào của không chỉ của riêng Hà Nội mà của cả đất nước Việt Nam.
Lan Hương
Nguồn: hoangthanhthanglong.vn
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...