Lễ hội Chùa Hương chính thức khai hội từ 5 giờ sáng nay, để đảm bảo lưu thông, năm nay, Ban tổ chức không bố trí các điểm kinh doanh tại nội tự các chùa, động, các đoạn đường hẹp, các khu vực không an toàn, khu vực sân ngoài cổng Nam Thiên Môn, sân động Hương Tích. Chỉ kinh doanh dịch vụ hàng quán theo sơ đồ đã phê duyệt.
Trước khi diễn ra lễ hội, nhân dân trong xã Hương Sơn và các hộ kinh doanh dịch vụ khu vực chùa Hương đã được phổ biến về ứng xử văn minh và đảm bảo an toàn vệ sinh, không treo móc các loại thịt ngoài cửa hàng gây phản cảm. Đồng thời, nghiêm cấm các hộ kinh doanh dùng loa đài quảng cáo bán hàng, các điểm cờ bạc trá hình dưới hình thức vui chơi có thưởng…
Để tránh tình trạng thu vé sai quy định, huyện Mỹ Đức đã thông báo quy định về giá vé, theo đó, vé đi đò là 50.000 đồng/người/lượt, vé thắng cảnh là 80.000 đồng/người. Ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức cho biết huyện đặc biệt quan tâm tới công tác đảm bảo an toàn cho du khách, và đảm bảo trật tự an ninh khu vực thắng cảnh chùa Hương: “Năm nay chúng tôi đã tổ chức đăng ký trên 4.000 đò, đã quán triệt an toàn giao thông đường thủy đối với những người tham gia chèo đò ở đây và yêu cầu phải có sơn và đảm bảo các yêu cầu về phao cũng như các giỏ đựng rác. Năm nay là năm đầu tiên chúng tôi tổ chức được gọn nhất với 318 gian hàng dịch vụ, tất cả các hộ tham gia kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ khách ở đây đều ký cam kết đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.”
Cũng trong sáng nay, mồng 6 tháng Giêng, tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn diễn ra lễ hội Đền Sóc, nhằm tưởng nhớ và ngợi ca người anh hùng Thánh Gióng có công đánh đuổi giặc Ân dưới thời Hùng Vương dựng nước. Sau lễ rước dâng hoa tre là các lễ chém tướng, với trò diễn tích Thánh Gióng dùng tre ngà làm vũ khí giết giặc và lễ rước voi...
Ông Lê Hữu Mạnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn cho biết: “Tăng cường hơn nữa tập trung vào việc nâng cao chất lượng tổ chức và quản lý lễ hội. Chỉ đạo cho ban quản lý đền và các thôn làng để nâng cao chất lượng bài văn tế, đảm bảo cách thức tổ chức các nghi lễ đảm bảo trang trọng. Tổ chức nhiều hơn các hoạt động trong phần hội. Bên cạnh lễ hội chính, chúng tôi sẽ tổ chức các trò chơi dân gian, giải thi đấu thể thao như bóng chuyền, cờ tướng, giải vật. Đặc biệt hạn chế việc thắp hương, đốt vàng mã và tuyệt đối không đổi tiền lẻ không có các hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình.”
Nguyên Nhung/ VOV1
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...