Thành Cổ Loa được cho là toà thành cổ nhất, có cấu trúc và quy mô lớn nhất trong số thành cổ ở nước ta. Toà thành này rộng 500ha, nằm trên địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Di tích Cổ Loa hiện tại chỉ còn 3 vòng thành. Ảnh: vivuhanoi.com
Thành Cổ Loa được chia làm 3 khu: thành Trong, thành Trung và thành Ngoại. Thành Trong được xem là chỗ ở cũng là nơi đặt đền thờ của vua An Dương Vương, phía trước là một hồ nước lớn có giếng Ngọc ở bên trong. Theo truyền thuyết, Trọng Thuỷ đã tự vẫn tại đây. Trong đền còn rất nhiều di vật được đúc từ sau thế kỉ XVII như tượng An Dương Vương, chạm khắc rồng, ngựa và nhiều di vật khác…
Đền thờ An Dương Vương – một công trình độc đáo ở Thành Cổ Loa. Ảnh: vivuhanoi.com
Qua cổng thành Trong là đình Cổ Loa. Đình được dựng lại vào thế kỉ XVIII tại nơi được cho từng là nơi vua thượng triều. Ngôi đình cổ xưa này vẫn giữ được vẻ uy nghiêm bề thế của hoàng gia. Nơi đây trưng bày nhiều hiện vật lịch sử quý báu như tượng An Dương Vương và mũi tên bằng đồng nổi tiếng.
Bên trái đình Cổ Loa là am Mị Châu. Am có quy mô khá nhỏ, nằm nép mình dưới gốc đa lớn ngàn năm. Trong am thờ tượng đá Mị Châu không đầu như câu chuyện Mị Châu bị vua cha chém đầu trong truyền thuyết .
Tượng công chúa Mị Châu bị chặt đầu như trong truyền thuyết. Ảnh: vivuhanoi.com
Một di tích quan trọng nữa là đền thờ Cao Lỗ, một vị tướng tài dưới trướng An Dương Vương, người sáng tạo ra nỏ liên châu bắn nhiều mũi tên cùng lúc, đồng thời là người chỉ huy xây dựng Thành Cổ Loa lịch sử.
Tượng Cao Lỗ, một nhân vật lịch sử quan trọng, người chỉ huy xây dựng Thành Cổ Loa. Ảnh: vivuhanoi.com
Đi qua thành Trung và thành Ngoại, du khách còn phát hiện nhiều cửa trấn, miếu thờ, và các di chỉ khảo cổ quý giá, giúp tái hiện cuộc sống và văn hoá của người Việt thời bấy giờ.
Thời điểm tuyệt vời nhất để thăm Thành Cổ Loa là Lễ hội tưởng nhớ An Dương Vương, tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm.
Sở hữu vẻ đẹp đan xen giữa hiện thực sống động và thần tích hư ảo trong khung cảnh miền quê đậm chất Bắc Bộ, tòa thành cổ nhất Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Lan Hương
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...