Tây Tạng thu hút bởi những đỉnh núi phủ tuyết trắng, các đền thờ Phật giáo, những đàn bò yak và phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Chính quyền Tây Tạng cũng chuyển trọng tâm từ du khách quốc tế sang du lịch nội địa, khi tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Du khách chụp ảnh với phông nền là cung điện Potala ở Lhasa. Nguồn: AP
Ông Gonggar Tashi – Trưởng Ban Quản lý Cung điện Potala, nơi ở trước đây của Đạt Lai Lạt Ma cho biết, những thách thức ngày càng gia tăng trong việc cân bằng giữa nhu cầu của du khách với sự giảm thiểu hao mòn cấu trúc công trình: “Thách thức lớn nhất của chúng tôi là mâu thuẫn giữa việc bảo vệ và khai thác các di tích văn hóa”. Hiện nay, mỗi ngày chỉ có 5.000 người được phép vào thăm cung điện này.
Ge Lei - Phó chủ tịch Hiệp hội Tiếp thị Du lịch Trung Quốc cho biết, hàng triệu du khách đã tới Tây Tạng mỗi năm và lượng khách năm 2020 đã tăng 12,6% so với năm 2019. Dự báo lượng khách đến Tây Tạng sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2026. Lượng khách quá đông so với dân số chỉ 3,5 triệu người ở Tây Tạng, dẫn đến nhiều lo ngại về việc gìn giữ môi trường và văn hóa bản địa.
Người Tây Tạng không ít lần phàn nàn về những du khách không tôn trọng văn hóa truyền thống tại đây, như việc giẫm lên những lá cờ. Ông Ge Lei cho rằng, cần một kế hoạch dài hạn để bảo vệ hệ sinh thái và văn hóa của Tây Tạng, trước khi khu vực này đánh mất sức hấp dẫn vốn có: “Điều quan trọng là phải thiết lập một bộ quy tắc ứng xử cho du khách tại Tây Tạng, song song với việc xây dựng thêm cơ sở hạ tầng du lịch”.
Du khách chờ để tham quan bên trong cung điện Potala. Nguồn: AP
Du lịch sinh thái đang dần được phát triển nhiều hơn tại Tây Tạng, nhằm khuyến khích người dân và du khách cùng gìn giữ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. Nhiều người dân được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng để chuyển sang làm du lịch bền vững và sản xuất các sản phẩm sạch.
Anh Palden – một nông dân sống ở làng Zhaxigang, thành phố Nyingchi, Tây Tạng cho biết gia đình anh đã kết hợp nông nghiệp, chăn nuôi với ngành du lịch đang nổi lên trong khu vực. Gia đình anh sản xuất loại bơ Tây Tạng với nguồn gốc tự nhiên và hữu cơ để phục vụ du khách. Mỗi năm gia đình anh đón khoảng 2.000 khách du lịch, thu về khoảng 200.000 Nhân dân tệ.
Còn tại thị trấn du lịch Lulang, nơi nổi tiếng với những khu rừng tự nhiên và đồng cỏ, phát triển du lịch thân thiện với môi trường là ưu tiên hàng đầu. Một đại diện chính quyền địa phương cho biết: “Bảo vệ hệ sinh thái là rất quan trọng. Độ che phủ rừng tại Lulang đã đạt hơn 80%, nhờ những đóng góp rất lớn của người dân địa phương”.
Theo VOV.VN
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...