Ông Lò Văn Lả, ở phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La năm nay gần 80 tuổi, người chuyên nghiên cứu, sưu tầm văn hoá Thái cho biết: Trò chơi cà kheo của người Thái có từ xa xưa, từ lúc ông còn nhỏ đã thấy bà con đi cà kheo. Nhưng lúc đó chỉ là trò chơi vui của đám thanh niên trai tráng trong các bản của đồng bào Thái, vì trước đây đường đi lối lại trong các bản vùng cao thường là đường đất, mùa mưa thì lầy lội nên bà con mới nghĩ ra cách làm cà kheo để đi lại khỏi bẩn chân. Cà kheo không chỉ để chơi vui mà để thi đua nhau ai khéo làm đẹp, bền chắc hơn.
Cà kheo được làm bằng cây tre to vừa tay cầm, nhưng phải chọn cây tre già đặc, gióng ngắn. Bà con thường chọn cây mạy sang - loại cây tre mọc trên rừng măng mọc đầu mùa mới ăn được. Tre lấy về tuỳ theo người cao thấp mà cắt cho vừa tay, chân, nhưng không cắt hết phần có chạc ở mắt gióng để làm giá đỡ chân và cả thân mình. Vì loại tre này dày thân và rất dẻo khi làm giá đỡ sẽ không bị gẫy gập hoặc nứt nẻ. Trước đây bà con thường làm cà kheo rất cao, cao bằng sàn nhà khoảng 2 mét vì thanh niên trai bản đi chọc sàn hoặc hò hẹn bạn gái thường đi bằng cà kheo. Chỗ để chân từ trụ cà kheo thẳng ra chỗ chạc tre bà con lấy một gióng tre to hơn một đầu gắn với cây trụ chính và một đầu có chạc tre đỡ, gắn chặt thành hình tam giác đỡ cho chân bám chắc và toàn thân giữ thăng bằng trên chiếc cà kheo.
Ông Lò Xương Hặc, ở bản Pu Viêng, xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên cho biết thêm: “Lúc sáng sớm, trước lúc đi chăn trâu thường rủ nhau đi chơi cà kheo, đi cà kheo còn thi nhau, 2 tay cầm cà kheo gõ vào nhau, bắt chéo chân, lấy cà kheo giả làm súng, thi nhảy đi 1 chân...”
Ngày nay, trong các lễ hội như xên bản, xên mường và các ngày lễ lớn của đất nước, các địa phương đều có sự góp mặt của trò chơi cà kheo. Ở các cuộc thi đi cà kheo thường có nhiều người đến cổ vũ động viên, reo hò làm cho không khí thêm vui tươi, nhộn nhịp.
Trò chơi cà kheo hình thành từ cuộc sống sinh hoạt của bà con và đã được gìn giữ qua các lễ hội của bản mường. Từ đó, thế hệ trẻ người Thái mới càng thêm hiểu và trân quý nét đẹp của các trò chơi dân gian./.
Lường Hạnh/VOV Tây Bắc
Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (Sơn La) được vinh danh là Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Thế giới 2022,...
Không chỉ nổi tiếng với những trang trại bò sữa, đồi chè xanh ngút ngàn, huyện Mộc Châu (Sơn La) còn được...
Để có một tết Trung thu ý nghĩa, góp phần tạo nên những miền ký ức tuổi thơ tươi đẹp cho các em nhỏ và đông...
Thưa quý vị và các bạn! Sau khi dịch bệnh Covid-19 từng bước được kiểm soát, hoạt động du lịch tại tỉnh Sơn...
Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng dịch Covid-19, "Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu năm 2022" sẽ...
Một ngôi nhà sàn ấm cúng phải có bếp lửa. Theo phong tục của người Thái thì bếp lửa này thường nhờ bên ngoại...
Lượng khách du lịch đến Sơn La đã tăng cao trở lại trong các tháng đầu năm nay.
Những ngày này, trên các nương đồi, các tuyến đường ở Sơn La tấp nập người hái quả, thu mua và tiêu thụ mận....
Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La, cuộc thi...
Tối 28/5, tại quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La diễn ra Lễ Khai mạc Festival trái cây và...
Những năm gần đây, nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều đơn vị, hộ...
Ngày hội hái quả huyện Mộc Châu (Sơn La) lần thứ VI sẽ được tổ chức tại thung lũng mận Nà Ka, tiểu khu Pa...