Bảo tàng được chia thành hai khu chính là Khu tái hiện và Khu trưng bày, trong đó Khu tái hiện gồm 4 khu nhà sàn đại diện cho 4 tầng lớp trong xã hội Mường, đó là: Nhà Lang - dành cho tầng lớp thống trị, nhà Ậu - dành cho người giúp việc cho nhà Lang, nhà Noóc - nhà của tầng lớp bình dân và nhà Noóc trọi - nhà của tầng lớp bần cùng trong xã hội Mường xưa kia. Đây là những ngôi nhà được sưu tầm và phục dựng từ chính các ngôi nhà cổ nguyên bản, đa phần đều được làm từ gỗ, tre, nứa, lá...
Khu trưng bày gồm hơn 3.000 hiện vật có giá trị như: Cồng, chiêng, lư, công cụ đánh bắt cá, khung dệt, cọn nước, dụng cụ săn bắn, đồ dùng sinh hoạt gia đình... Những hiện vật này mang đến cho người xem những hiểu biết sâu sắc về đời sống tinh thần, phong tục tập quán, kinh tế - xã hội, văn hóa đặc trưng của người Mường qua nhiều thế kỷ. Du khách đến đây không chỉ tham quan mà còn được hòa mình vào cuộc sống của người Mường với các hoạt động như: Giã gạo, dệt vải, quay sợi hay hòa mình vào không khí âm nhạc lễ hội, các trò chơi dân gian của người Mường.
Ngoài các khu trưng bày, tại bảo tàng còn có Không gian nghệ thuật Muong studio là nơi các nghệ sĩ trong nước và quốc tế giao lưu, trao đổi, sáng tác và triển lãm các tác phẩm của mình. Cùng với đó là thư viện với hơn 5.000 đầu sách các loại, trong đó có cả sách về văn hóa Mường nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập của các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên...
Sau một ngày tham quan Bảo tàng Không gian văn hóa Mường, ngoài việc khám phá những nét văn hóa độc đáo, những công trình kiến trúc của người Mường, du khách còn có dịp thưởng thức các món ăn dân tộc độc đáo mang nét đặc trưng của ẩm thực xứ Mường. Đặc sắc nhất phải kể đến cỗ lá với thịt lợn được chế biến thành 4 món chính gồm: Thịt luộc, lòng lợn, chả que, chả lá bưởi. Không thể thiếu trong các bữa ăn của người Mường là rượu cần cùng phong tục uống rượu còn được giữ gìn đến ngày nay.
Ngoài Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường, du khách có thể làm phong phú thêm chuyến đi của mình bằng cách ghé thăm các điểm đến khác như: Thủy điện Hòa Bình, lòng hồ sông Đà, đền Thác Bờ, Thung Nai... và ghé qua bất kỳ khu chợ nào trên đường về để mua cam Cao Phong - đặc sản của Hòa Bình, làm quà cho người thân.
Theo hanoimoi.com.vn
Sáng 29/10, Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị kích cầu du lịch trong tình hình...
Đà Bắc được biết đến là huyện vùng cao khó khăn nhất của tỉnh Hòa Bình, với địa hình chủ yếu là núi cao, chia...
Hòa Bình là tỉnh miền núi Tây Bắc có 6 dân tộc anh em gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao và Mông cùng chung...
Ngày hội Văn hóa, du lịch Hòa Bình tại Hà Nội nhằm giới thiệu những bản sắc văn hóa, quảng bá tiềm năng du...
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tỉnh Hòa Bình dự kiến tiếp nhận từ 800 - 1.000 công dân vào các...
106 người thuộc 26 tỉnh, thành phố trên cả nước khi từ Hàn Quốc trở về đã được tập trung cách ly tại Trường...
Tối 9/12, tại Cung Văn hóa tỉnh Hòa Bình diễn ra Chung kết cuộc thi Người đẹp xứ Mường năm 2019. Đây là điểm...
Tối 6/12, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Lễ Khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch năm 2019 và chương trình Nghệ thuật đặc...
Nhằm quảng bá với bạn bè trong và ngoài nước về tiềm năng kinh tế, văn hóa và du lịch Hòa Bình, Tuần Văn hóa,...
Chiều 25/11 tại Hà Nội, UBND tỉnh Hòa Bình giới thiệu Tuần văn hóa - du lịch Hòa Bình, diễn ra từ ngày 6 đến...
Ngày 18/11, UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tổ chức khai trương Cổng...
Đêm chung kết Cuộc thi "Người đẹp xứ Mường 2019" diễn ra vào ngày 9/12 tại Cung Văn hóa tỉnh Hòa...