“Xíp xí” tiếng Thái nghĩa là 14. Tết “Xíp xí” của người Thái trắng được tổ chức vào ngày 14 tháng 7 âm lịch. "Xíp xí" chỉ diễn ra trong 1 ngày duy nhất, thậm chí là một bữa duy nhất vào trưa ngày 14 tháng 7 âm lịch hàng năm.
Theo quan niệm của người Thái trắng, tết “Xíp xí” là ngày con cháu hướng về tổ tiên. Đồng thời, là dịp người lớn dành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt đến thế hệ trẻ. Vì vậy, ở nhiều nơi, đồng bào còn gọi “Xíp xí” là Tết trẻ con.
Trong ngày tết "Xíp xí", ngoài thịt vịt, bà con có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau, nhưng không bao giờ thiếu một loại bánh có tên bánh Ít. Mỗi năm, loại bánh này thường cũng chỉ được bà con làm một lần duy nhất vào dịp "Xíp xí".
Nguyên liệu chính để làm bánh Ít là bột gạo nếp...
Nhân bánh gồm thịt băm và đậu xanh. Trong đó, thịt băm được tẩm ướp theo đúng khẩu vị sao cho có vị ngọt đậm và dậy mùi hạt tiêu, phi hành thơm phức.
Lá dùng để gói bánh Ít có thể là lá chuối, hoặc lá rong lấy từ rừng...
Khi gói, sẽ gói ngược phần lưng lá. Trước khi gói, phải thoa chút mỡ vào lá để khi bóc bánh ăn, bánh không bị dính vào mặt lá mà dễ bóc.Bột hòa vào nước, trộn nhuyễn thành một khối trắng tinh, rồi nặn thành từng miếng nhỏ đủ để bao trọn lấy nhân bánh.
Khâu gói bánh là lúc đôi tay khéo léo của người gói được thể hiện.
Khi gói, đặt hai phần bánh ở hai đầu đối xứng trong tấm lá cuộn lại, xoắn nhanh và chặt tay rồi chập đôi hai đầu thành một, buộc đầu đó lại bằng một dây lạt mềm, cuối cùng cắt gọn cuống.Mỗi chiếc bánh Ít gồm 2 cái bánh đơn lẻ chập lại, tượng trưng cho đôi lứa hạnh phúc.Sau khi gói xong, bánh sẽ được xếp theo chiều dựng đứng vào chõ, hoặc nồi và xôi trong khoảng từ 1 đến 2 giờ đồng hồ để bánh chín đều.Mâm cỗ ngày Tết Xíp xí của người Thái trắng ở Sơn La - Tây Bắc không bao giờ thiếu bánh Ít.Ăn bánh Ít, cái dẻo của lớp vỏ bánh, vị thơm ngon có mùi đặc trưng của hạt tiêu trong nhân như hòa quyện vào nhau, rất đậm đà khó quên.
Đối với người Thái trắng, bánh Ít vừa để cúng tổ tiên, vừa để làm quà biếu cho bà con, anh em trong dòng họ, khách quý và trẻ nhỏ tới thăm nhà trong dịp tết "Xíp xí", thể hiện lòng mến khách.
Ngoài cúng tổ tiên, tết "Xíp xí" còn là dịp để người Thái trắng gặp gỡ, động viên nhau. Ảnh: Hội đồng hương xã Tường Phù, huyện Phù Yên, Sơn La sinh sống ở TP. Sơn La tổ chức gặp mặt nhân dịp tết "Xíp xí".
Ngày nay, buổi chiều ngày “Xíp xí”, chính quyền nhiều địa phương còn tổ chức hội vui chung, như thi ẩm thực, văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian dân tộc... Để rồi, những ai từng được tham gia, chứng kiến không khí tết “Xíp xí” cùng đồng bào, được thưởng thức hương vị đậm đà, ngậy thơm của bánh Ít thì dù một lần cũng sẽ nhớ mãi...
Thu Thuỳ/VOV Tây Bắc
Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (Sơn La) được vinh danh là Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Thế giới 2022,...
Không chỉ nổi tiếng với những trang trại bò sữa, đồi chè xanh ngút ngàn, huyện Mộc Châu (Sơn La) còn được...
Để có một tết Trung thu ý nghĩa, góp phần tạo nên những miền ký ức tuổi thơ tươi đẹp cho các em nhỏ và đông...
Thưa quý vị và các bạn! Sau khi dịch bệnh Covid-19 từng bước được kiểm soát, hoạt động du lịch tại tỉnh Sơn...
Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng dịch Covid-19, "Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu năm 2022" sẽ...
Một ngôi nhà sàn ấm cúng phải có bếp lửa. Theo phong tục của người Thái thì bếp lửa này thường nhờ bên ngoại...
Lượng khách du lịch đến Sơn La đã tăng cao trở lại trong các tháng đầu năm nay.
Những ngày này, trên các nương đồi, các tuyến đường ở Sơn La tấp nập người hái quả, thu mua và tiêu thụ mận....
Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La, cuộc thi...
Tối 28/5, tại quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La diễn ra Lễ Khai mạc Festival trái cây và...
Những năm gần đây, nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều đơn vị, hộ...
Ngày hội hái quả huyện Mộc Châu (Sơn La) lần thứ VI sẽ được tổ chức tại thung lũng mận Nà Ka, tiểu khu Pa...