Thủ đô Jakarta khuyến khích người dân sử dụng túi mua sắm thân thiện môi trường. Ảnh: superindo
Lệnh cấm sử dụng túi nhựa một lần được quy định trong Quy định số 142 năm 2019 của Thống đốc Jakarta liên quan đến Nghĩa vụ sử dụng Túi mua sắm thân thiện với môi trường tại Trung tâm mua sắm, siêu thị và chợ truyền thống. Người đứng đầu Cơ quan Môi trường Jakarta, ông Andono Warih cho biết, các trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi và chợ truyền thống phải tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng túi mua sắm thân thiện với môi trường.
Chính quyền thành phố Jakarta sẽ cung cấp các ưu đãi cho các nhà quản lý để thực hiện quy định này. Trong khi đó, các nhà bán lẻ nếu vi phạm sẽ bị xử phạt cảnh cáo bằng văn bản ba lần trước khi phạt từ 5 đến 35 triệu Rupiah hoặc thậm chí thu hồi giấy phép kinh doanh.
Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê Indonesia năm 2018, thủ đô Jakarta có 158 chợ truyền thống, 80 trung tâm mua sắm và 52 cửa hàng tiện lợi. Giám đốc cụm chợ truyền thống Jaya, ông Arief Nasrudin cho biết, sẽ giám sát việc thực hiện quy định trên của các chợ truyền thống, nơi góp phần rất lớn vào việc thải ra chất thải nhựa ở Jakarta. Ông Arief cho biết thêm, riêng các chợ truyền thống ở thủ đô đã tạo ra 600 tấn chất thải mỗi ngày.
Các nhà bán lẻ khác cũng đã sẵn sàng thực hiện lệnh cấm sử dụng túi nhựa một lần. Công ty Sumber Alfaria Trijaya với chuỗi 290 cửa hàng tiện lợi Alfmart Gruop tại Jakarta ủng hộ chính sách này của chính phủ. Trước đó, tại siêu thị và các cửa hàng tiện lợi ở thủ đô Jakarta đã áp dụng chính sách trả tiền đối với túi ni lông dùng một lần và khuyến khích người dân thủ đô sử dụng túi mua sắm thân thiện với môi trường.
Người đứng đầu Cơ quan Môi trường Jakarta, ông Andono Warih cho biết, hiện nay, các hoạt động mua bán trực tuyến diễn ra mạnh mẽ do các hạn chế xã hội để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Do vậy, ông kêu gọi người dân yêu cầu người bán hàng trực tuyến không sử dụng túi nhựa một lần hoặc hợp nhất danh sách mua sắm khác nhau trong một lần mua để góp phần giảm rác thải nhựa tại thủ đô.
Hiện nay, mỗi ngày thủ đô Jakarta sản xuất ra 7.700 tấn chất thải nhựa, tương đương với 750 gram mỗi người. Chất thải nhựa từ thủ đô đã tăng từ năm này qua năm khác và đã tăng 36% trong 5 năm qua, trong khi dân số trong cùng thời kỳ chỉ tăng 4%./.
Hương Trà/VOV Indonesia
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...