Người La ha là một trong 16 dân tộc có dân số dưới 10.000 người, thuộc diện bảo tồn văn hóa truyền thống khẩn cấp trên lãnh thổ Việt Nam.
Xưa kia, người La ha chủ yếu làm rẫy theo lối du canh. Ngày nay, nhiều bản đã làm ruộng nước. Người La ha thuộc nhóm ngôn ngữ Thái – Ka đai, họ được cho là những cư dân đầu tiên khai phá vùng lòng chảo Tây Bắc nước ta.
Tiếng sáo cùng với lời cúng gắn kết với nhau làm cầu nối giữa con người với thần linh
Dân tộc La ha có tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh. Họ cho rằng: Con người tồn tại được là nhờ có các hồn. Nếu hồn bị lưu lạc con người sẽ ốm đau. Vì vậy, ngoài trị bệnh bằng thuốc, họ phải nhờ các thầy mo cúng gọi hồn về, những mong con người khỏe mạnh. Khi chữa khỏi bệnh, thầy cúng nhận người bệnh làm con nuôi. Hằng năm, thầy cúng sẽ tổ chức lễ hội Pang A để cầu cho bà con dân bản, các con nuôi khỏe mạnh. Và đây cũng là dịp các con nuôi tạ ơn thầy cúng cũng như thần linh đã giúp dân bản.
Để kết nối được với thế giới thần linh, trong các bài cúng của thầy mo luôn có tiếng sáo Pây A của thầy thổi sáo bắt nhịp. Cây sáo dài tầm hơn 1m, là thân nứa rỗng ruột, khoét khoảng 5-6 lỗ. Nơi đầu thổi có lưỡi gà, bịt ni lông. Khi được truyền hơi vào thân sáo, kết hợp các ngón tay của thầy thổi trên mỗi lỗ sẽ tạo ra tiếng rè ngân vang.
Cây sáo Pây A nghiêm ngắn bên bàn lễ cúng Pang A cầu an
Tiếng sáo và lời ngân nga của thầy cúng quấn quýt không rời. Các bài cúng đều nhắc đến một vị thần khác nhau, tiếng sáo cũng vì thế mà trầm bổng khác nhau. Ví như bài cúng nói về thần sông, thần nước, tiếng sáo nhẹ nhàng, khoan thai. Khi thầy cúng cất lên những lời cúng nhắc đến thần núi, tiếng sáo to hơn, khỏe hơn, mạnh hơn như sự hiên ngang, vững trãi của những dãy núi đồi. Theo đó, tùy vào vai vế mỗi thần mà tiếng sáo của thầy thổi nặng nhẹ khác nhau.
Thầy thổi sáo Lò Văn Inh bản Nà Tạy, xã Pi Toong, huyện Mường La, Sơn La cùng với cây sáo Pây A của mình
Ông Quàng Văn Chung, người La ha ở bản Nà Tạy, xã Pi Toong, huyện Mường La, Sơn La nói, thiếu tiếng sáo cúng coi như buổi lễ không thành công. "Không có tiếng sáo thần linh cũng không nhận. Kể cả anh là một thầy cúng tương đối hoàn chỉnh nhưng không có tiếng sáo thì không bao giờ hoàn thành tốt công việc này".
Người La ha tin cây sáo Pây A là cây có "thần". Duy nhất thần chủ là thầy thổi sáo hoặc vợ của thầy mới được chạm vào. Nếu không sẽ gặp những điều không may mắn./.
Theo VOV.VN
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...