1. Nước mắm
Nhắc đến đảo ngọc Phú Quốc, người ta không thể không nhắc tới một loại gia vị được coi là “quốc hồn quốc túy”, đó là nước mắm. Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng nhờ độ đạm cao (36-43 độ), có vị ngọt hậu, béo tự nhiên và thơm lừng mùi cá cơm đặc sản.
Bất cứ loại cá nào cũng có thể sử dụng để làm nước mắm, nhưng người dân Phú Quốc chỉ sử dụng loại cá cơm làm nguyên liệu, và phải là cá cơm sọc tiêu, cá cơm than mới đạt yêu cầu. Để cho hương vị của nước mắm trở nên khác biệt, người dân nơi đây chỉ sử dụng muối Bà Rịa để ướp cá. Họ khẳng định, nếu không được ướp bằng muối Bà Rịa thì nước mắm không đạt đủ tiêu chuẩn của nước mắm ngon.
Nước mắm Phú Quốc không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được biết đến ở nhiều nước trên thế giới. Nước mắm Phú Quốc đã được công nhận tên gọi xuất xứ “nước mắm Phú Quốc” tại Châu Âu.
2. Bánh tét mật cật
Đây là một trong những đặc sản chỉ có ở Phú Quốc. Bánh tét Phú Quốc khác với bánh tét ở các vùng miền khác bởi bánh được gói bằng lá mật cật. Mật cật là loài cây có lá xòe rộng như lá cọ. Thông thường, người ta chỉ dùng lá mật cật để chằm nón lá, song ở Phú Quốc lại dùng để gói bánh tét.
Nguyên liệu để làm bánh tét mật cật cũng chỉ là gạo nếp loại ngon, đậu xanh thật bở cùng thịt heo mỡ nhưng vì được gói bằng thứ lá đặc biệt nên bánh cũng đặc biệt hơn. Bánh mang màu xanh của nước cốt lá ngót, lá dứa; vị ngậy béo, thơm ngon một cách đặc biệt.
Người dân Phú Quốc vẫn nói gói bánh tét mật cật là một nghệ thuật bởi lá mật cật hẹp, không to như lá chuối hay lá dong, lá lại có độ giòn và dai nên khi gói phải rất cẩn thận và khéo léo.
Món bánh tét mật cật Phú Quốc được nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà cho gia đình và bạn bè bởi đây là một phần đặc trưng trong ẩm thực Kiên Giang.
3. Nấm tràm
Nấm tràm - đặc sản Phú Quốc, mỗi năm chỉ mọc một lần sau những cơn mưa đầu mùa (khoảng tháng 4-5 âm lịch). Chúng mọc thật nhanh và cũng hết mùa thật nhanh từ những đống lá tràm mục hoặc cây tràm mục nơi rừng tràm. Mùa nấm tràm chỉ kéo dài khoảng một tháng nên ngay khi những cơn mưa đầu mùa ở Phú Quốc bắt đầu rơi nặng hạt, người dân lại đổ xô vào rừng hái nấm.
Nấm tràm có vị đăng đắng đặc biệt, nhưng nấu gì cũng ngon. Nấm tươi thì được nấu với hải sản. Nấm khô thì xào với bào ngư. Cháo nấm tràm cũng là món ngon đặc sắc, hay thậm chí là nấu nấm tràm với thịt gà, thịt lợn cũng vô cùng hấp dẫn. Và có lẽ, chính cái vị đắng nơi cổ họng sau khi ăn mà khiến ai đến Phú Quốc cũng phải nhớ mãi về mảnh đất xinh đẹp này.
4. Hồ tiêu
Phú Quốc được mệnh danh là “vương quốc hồ tiêu”, với diện tích trồng tiêu lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích tiêu toàn đảo là gần 500ha, cho tổng sản lượng trên 1.200 tấn một năm. Những hạt tiêu tròn mẩy được ví như “ngọc đen” của mảnh đất này.
Phú Quốc có ba loại tiêu chính là tiêu đỏ chín trên cây được thu hoạch thủ công; tiêu đen là hạt tiêu xanh được hái xuống rồi phơi khô và tiêu sọ. Trong đó, tiêu sọ có giá thành cao nhất, sau khi bóc vỏ chỉ còn lõi hạ. Giá trung bình khoảng 450.000/kg.
Hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm, cay nồng đặc trưng, khi nấu lên lại có vị ngọt. Đặc biệt, hồ tiêu Phú Quốc có vị đậm hơn những loại hồ tiêu của các vùng miền khác nên đã được chế biến thành nhiều sản phẩm như tiêu khô, tiêu xay, muối hồng tiêu, muối tiêu chanh… để đáp ứng như cầu đa dạng của khách du lịch trong nước và đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Âu, Mỹ.
5. Bánh khéo
Du lịch Phú Quốc, du khách sẽ không thể bỏ qua món bánh nhỏ xinh với đủ mọi hình thù bắt mắt được bày bán từ những tủ kính nhỏ ven đường cho đến những gian hàng hoành tráng trong khu chợ trung tâm.
Được chế biến từ bột mỳ với đa dạng các loại nhân như dừa, khoai môn, dứa, đậu xanh… bánh khéo có một hương vị độc đáo, rất hấp dẫn.
Bánh khéo Phú Quốc, đúng như tên gọi, đã thể hiện sự khéo léo của những người thợ làm bánh nơi đây khi phải tỉ mỉ xoắn lớp bột để tạo thành những đường vân tròn đan xen nhau. Hay đôi khi là những bánh bao xinh xinh, hình nhím gai tua tủa hay những bông hoa chúm chím. Bánh khéo khi nướng cũng phải được canh thật chuẩn thời gian và nhiệt độ để bánh vẫn giữ được độ giòn xốp và màu sắc của chiếc bánh vẫn được đảm bảo.
Bánh khéo có độ ngọt thanh, ít béo, mang lại cho thực khách cảm giác rất dễ chịu, khiến du khách nhớ mãi không thôi./.
Phạm Dương (tổng hợp)
Với mục tiêu xây dựng khu vực tham quan trở thành điểm đến văn minh, giảm thiểu rác thải nhựa, UBND thành phố...
Phú Quốc vừa có thêm một tổ hợp thể thao giải trí biển chính thức đi vào hoạt động phục vụ du khách bắt đầu...
Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, nhiều điểm du lịch trên cả nước đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, giải...
Chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ ngày 29/4 - 2/5 tới đây, tại khu du lịch nghỉ...
Chiều 8/4, tại TP Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Đại sứ quán và Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Việt Nam...
Sau gần 2 năm tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid 19, khu du lịch Chùa Hang – Hòn Phụ Tử, một điểm...
Do kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 nên từ đầu năm đến nay, du lịch tại quần đảo Nam Du (thuộc huyện Kiên...
Năm 2021, tỉnh Kiên Giang thu hút hơn 3,13 triệu lượt du khách (giảm 41,8% so với năm 2020); trong đó khách...
Sau gần hai năm “đóng băng” do dịch COVID-19, thành phố đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đã thí điểm đón khách...
Ngày 20/11, Phú Quốc chính thức mở cửa đón khách du lịch quốc tế. Đây là cơ hội để Kiên Giang phục hồi lại...
Kể từ khi mở cửa lại thị trường du lịch nội địa từ ngày 1/11, đến nay, lượng khách đến với tỉnh Kiên Giang...
Để phát triển du lịch, huyện Kiên Hải, Kiên Giang đang đẩy mạnh huy động, tập trung các nguồn lực đầu tư xây...