Cuộc sống đời thường, trong sinh hoạt, lao động và sản xuất, con người phải gồng mình chống chọi với quy luật sinh tồn của thiên nhiên. Chính vì lẽ đó, người Mường quan niệm mỗi con người đều tồn tại hồn vía song hành và được coi là một thực thể siêu hình vô cùng quan trọng.
Hồn vía con người luôn gắn bó với thân xác của cuộc sống đích thực, của đời người bắt đầu từ lúc sinh đến khi trở về cõi vĩnh hằng. Mỗi khi bị ốm, gia đình có người qua đời hoặc gặp những chuyện không may trong cuộc sống, người Mường thường làm lễ buộc chỉ cổ tay.
Người Mường thường làm lễ buộc chỉ cổ tay để vía luôn ở bên người và cầu mong sức khỏe, bình an.
Để tìm hiểu rõ hơn về tục buộc chỉ tay của người Mường, chúng tôi tìm đến nhà ông Hà Văn Hướng, 1 thầy mo có tiếng ở bản Mường (xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La).
Ông Hướng kể: “Người Mường chúng tôi thường quan niệm đàn ông có 7 vía, đàn bà Thái có 9 vía. Khi hồn vía lìa khỏi thân xác thì những người đàn ông và đàn bà đó sẽ không còn tồn tại trên thế gian này hoặc người đó bị lạc đi vài vía thì sẽ sống trong cảnh ốm đau, bệnh tật, gặp phải tai ương và không gặp lành trong cuộc sống. Chính vì lẽ đó, mà từ thời cha ông đã nghĩ ra tục buộc chỉ vào cổ tay để giữ hồn vía không rời khỏi thân xác và cầu mong cho sức khỏe, gia đình bình an hơn”.
Để làm lễ buộc chỉ vào tay, bắt buộc trong mâm cỗ phải có gà luộc, rượu, bát hương, gạo nếp...
Trong vô số các phong tục của đồng bào dân tộc Mường, tục buộc chỉ cổ tay là một trong những phong tục mang ý nghĩa nhân văn, hướng con người về sự bình yên, may mắn sau thời gian gặp những chuyện không may trong cuộc sống.
Người Mường họ tin vào những lực lượng siêu nhiên, tin vào sức mạnh của thần linh. Nếu trong cuộc sống sinh hoạt, lao động bị tai nạn ngoài ý muốn, gặp những chuyện xui xẻo thì những người biết làm lễ sẽ là người đứng ra giúp đỡ cho họ, để hướng họ có suy nghĩ lạc quan và tin vào cuộc sống hơn.
Tục “làm vía” hay còn gọi là lễ buộc chỉ cổ tay (tiếng Mường là puộc say), là một trong những phong tục có từ rất lâu đời của người Mường ở bản Mường (xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La).
“Để làm lễ buộc chỉ vào cổ tay, gia chủ phải bày biện mâm cỗ mời anh em họ hàng đến nhà. Trong mâm cỗ bắt buộc phải có 1 con gà luộc, cá nướng, gạo nếp, bát nhang (chủ yếu dùng bằng bát gạo trắng cắm ba nén hương)... Sau đó mời thầy mo đến khấn.
Chỉ buộc cổ tay bắt buộc phải có 2 màu xanh và hồng, để xua đuổi tà ma đeo bám, mang lại may mắn cho gia chủ. Sau đó cuốn chỉ đều vào nhau đặt ở gần bát hương, chờ làm các thủ tục khấn vái khoảng 2 giờ đồng hồ mới được lấy ra buộc” – anh Hà Văn Tiến, bản Mường, xã Tà Hộc chia sẻ.
Khác với tục giải hạn, trong lễ buộc chỉ tay của người Mường phải có cá chép nướng đặt ở mâm cỗ để xua đuổi những điều xui xẻo, không may đến với gia đình hoặc cá nhân nào đó.
Đặc biệt, lễ buộc chỉ cổ tay còn được thực hiện đối với gia đình có người thân mất đi thì lại mang ý nghĩa cầu cho linh hồn người đã khuất sớm được siêu thoát, đồng thời đem lại sự bình an cho con cháu trong nhà... Sau khi các công việc chuẩn bị cho lễ buộc chỉ vào cổ tay xong xuôi, thầy mo mời người thân của gia chủ rút các sợi chỉ đặt bên bát hương xuống buộc, để giữ cho vía luôn ở bên người gia chủ, mọi điều xui xẻo đều tai qua nạn khỏi...
Thời gian buộc chỉ vào cổ tay kết thúc, các anh em họ hàng lại quây quần bên mâm cỗ, nâng những chén rượu chúc tụng nhau những lời hay ý đẹp.
Theo quan niệm của người Mường, chỉ buộc vào cổ tay bắt buộc phải có 2 màu xanh và hồng.
Lễ buộc chỉ cổ tay của người Mường xuất phát từ mong muốn của một gia đình, cá nhân, do trong nhà vừa gặp chuyện không may, tai nạn, ốm đau... ập đến bất ngờ trong khi người đó vẫn có sức khỏe lao động bình thường. Việc làm lễ buộc chỉ cổ tay đối với người Mường rất quan trọng, người đứng ra làm lễ phải là người có uy tín trong bản.
Có thể nói lễ buộc chỉ cổ tay là một nghĩa cử cao đẹp, được người Mường tổ chức nhiều, bất kể thời gian nào trong năm. Phong tục này mang đậm bản sắc dân tộc Mường, đây là nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo riêng có.
Theo danviet.vn
Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (Sơn La) được vinh danh là Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Thế giới 2022,...
Không chỉ nổi tiếng với những trang trại bò sữa, đồi chè xanh ngút ngàn, huyện Mộc Châu (Sơn La) còn được...
Để có một tết Trung thu ý nghĩa, góp phần tạo nên những miền ký ức tuổi thơ tươi đẹp cho các em nhỏ và đông...
Thưa quý vị và các bạn! Sau khi dịch bệnh Covid-19 từng bước được kiểm soát, hoạt động du lịch tại tỉnh Sơn...
Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng dịch Covid-19, "Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu năm 2022" sẽ...
Một ngôi nhà sàn ấm cúng phải có bếp lửa. Theo phong tục của người Thái thì bếp lửa này thường nhờ bên ngoại...
Lượng khách du lịch đến Sơn La đã tăng cao trở lại trong các tháng đầu năm nay.
Những ngày này, trên các nương đồi, các tuyến đường ở Sơn La tấp nập người hái quả, thu mua và tiêu thụ mận....
Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La, cuộc thi...
Tối 28/5, tại quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La diễn ra Lễ Khai mạc Festival trái cây và...
Những năm gần đây, nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều đơn vị, hộ...
Ngày hội hái quả huyện Mộc Châu (Sơn La) lần thứ VI sẽ được tổ chức tại thung lũng mận Nà Ka, tiểu khu Pa...