Năm 2018, ĐBSCL đón 40.745.296 lượt khách đến tham quan du lịch, tăng 16,8% so với cùng kỳ. Trong đó, có 3.420.109 lượt khách quốc tế, tăng 19,8 % so với cùng kỳ. Đạt doanh thu 23.782,7 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong số các địa phương trong vùng, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang là các địa phương tiêu biểu có tỷ lệ tăng ấn tượng về lượt khách.
Địa phương thu hút khách đến tham quan du lịch nhiều nhất là An Giang với 8,5 triệu lượt khách, chủ yếu là khách tham quan lễ hội. Địa phương thu hút khách quốc tế nhiều nhất là Tiền Giang với 811.249 lượt và địa phương có doanh thu du lịch cao nhất là Kiên Giang với 6.195 tỷ đồng.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích 40.518 km2, dân số hơn 17,5 triệu người với 4 dân tộc chính Kinh, Hoa, Khơmer và Chăm. Được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ của sông Cửu Long, với hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng rừng xanh và biển đảo đã hình thành cho ĐBSCL một hệ sinh thái đa dạng, tạo nên những cảnh quan đặc sắc, hấp dẫn. Nơi đây có 2 khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Kiên Giang và Cà Mau; 4 vườn quốc gia U Minh Hạ (Cà Mau), Tràm Chim (Đồng Tháp), U Minh Thượng và Phú Quốc (Kiên Giang). Sân chim với vô số chim muông và động thực vật quý ở Đồng Tháp, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang... ĐBSCL còn hấp dẫn du khách với nhiều vườn hoa rực rỡ sắc màu, vườn cây ăn trái bạt ngàn, trĩu quả như làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), vườn hoa kiểng ở Long An, vườn trái cây ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre… Những phiên chợ nổi nhộn nhịp vào buổi sáng sớm như Cái Răng (Cần Thơ), Phụng Hiệp (Hậu Giang), Cái Bè (Tiền Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng)… những cồn Phụng, cồn Ốc, cồn Quy, cồn Tiên (Bến Tre), cồn Mỹ Phước (Sóc Trăng), cồn Thới Sơn (Tiền Giang)… luôn chan hòa ánh nắng, thiên nhiên trong lành cũng là một nét đẹp rất đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ. Ngoài ra, những lễ hội dân gian, truyền thống mang bản sắc văn hóa độc đáo như lễ hội vía bà Chúa Xứ núi Sam, lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ hội Ookombok đua ghe ngo, đua bò Bảy Núi…, tính cách con người miền Tây hiền hòa, hiếu khách cũng là những sản phẩm du lịch thú vị hấp dẫn du khách. Đến ĐBSCL, du khách sẽ có dịp thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống đặc trưng của vùng sông nước như cải lương, điệu múa của đồng bào Khơmer. Đặc biệt, các tỉnh ĐBSCL còn là nơi bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. |
Lương Anh, theo mdta.com.vn
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...