Thời kỳ hưng thịnh nhất của Cự Đà vào khoảng năm 1890 - 1945, nơi đây trở thành trung tâm buôn bán trao đổi của cả vùng. Nhiều biệt thự kiến trúc cổ mái lợp ngói mũi hài cột lim trạm trổ hoa văn tinh xảo cầu kỳ được xây dựng. Bên cạnh phong cách phương Đông rất nhiều ngôi nhà được xây theo phong cách phương Tây hoặc kết hợp phong cách Đông Tây.
Cự Đà xưa còn có tên là Ngô Khê, xã Hạ Thanh Oai, tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Những ngôi nhà cổ tồn tại đến nay có nhiều loại, loại 3 gian 2 dĩ, loại 5 gian 2 dĩ... Trong ảnh là một ngôi nhà được xây năm 1929.
Cự Đà có 3 cổng cái (cổng chính). Cấu trúc ngôi làng được qui hoạch theo hình xương cá, từ đường làng chính tỏa ra hàng chục ngõ nhỏ dẫn vào 12 xóm. Lối vào các xóm đều có cổng vòm mái cong, 2 bên có cặp câu đối chữ Hán.
Các kiến trúc lớn như đình, miếu, chùa của Cự Đà đều là di tích lịch sử cấp quốc gia. Trong ảnh là đình làng Cự Đà.
Bên trong đình là với hệ trống cột kèo và kiến trúc nguyên bản, tuy đã bắt đầu xuống cấp.
Tại làng cổ Cự Đà, không chỉ riêng kiến trúc, nhiều phong tục tập quán hương ước lệ làng đã ngấm vào nếp sống văn hóa của người dân. Cho đến nay, cách tổ chức về họ hàng ở làng vẫn còn chặt chẽ, con em người làng Cự Đà đi các nơi phát triển kinh tế đều lấy chữ "Cự" làm bảng hiệu.
Công trình cột cờ do một người dân ở làng bỏ tiền xây dựng và cung tiến làm công trình chung được xây dựng từ năm 1929, vẫn còn được sử dụng trong những ngày lễ quan trọng.
Đường làng ngõ xóm mang dáng vẻ cổ kính xưa cũ khiến Cự Đà luôn là một địa điểm văn hóa mang nét truyền thống của ngoại thành Hà Nội.
Cự Đà nổi tiếng với hai nghề còn tồn tại đó là làm tương và chế biến bột dong riềng làm miến. Ngày xưa làm miến theo kiểu “tráng bánh cuốn” thủ công nên người sản xuất rất vất vả, nay làm bằng máy móc, mọi việc nhẹ hơn nhiều. Đã từ xa xưa ai cũng biết đến tương Cự Đà qua câu ca:“ Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương/ Cách sông, cách nước thì thương/ Cách quê, cách quán nhớ tương Cự Đà”. Trong ảnh là cảnh làm miến truyền thống của làng Cự Đà.
Trải qua năm tháng cùng luồng gió đô thị hóa thổi về khiến nhiều công trình kiến trúc xuống cấp, nhà cổ mất dần, kiến trúc cũ mới đan xen đang làm đổi thay diện mạo của làng Cự Đà.
Nhà cổ cũ hỏng lụp xụp bên cạnh những ngôi nhà mới xây dựng cao ráo, khang trang.
Hiện tại ngoài cổng chính làng vẫn còn giữ lại được một số cổng xóm nhỏ hơn song cũng đang xuống cấp theo thời gian.
Vết hằn của một ngôi nhà cổ bị phá bỏ trên tường của căn nhà mới ở làng Cự Đà.
Theo dantri.com.vn
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...