Kết thúc phiên họp Thượng đỉnh trực tuyến kéo dài gần 4h đồng hồ, sau khi thông qua gói cứu trợ khẩn cấp hơn 500 tỷ euro đã thống nhất tuần trước, lãnh đạo các nước EU cũng đã đạt được sự đồng thuận rằng châu lục này cần có thêm một quỹ phục hồi kinh tế khổng lồ nhằm vực dậy các nền kinh tế thành viên sau đại dịch Covid-19.
Các nhà lãnh đạo EU họp trực tuyến
Theo Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, EU không được phép thất bại trong việc lập nên quỹ này, nếu như khối này không muốn sụp đổ.
“Tôi thực sự tin rằng châu Âu sẽ không có tương lai nếu không thể mang lại giải pháp này. Đây không chỉ là giải pháp cho một vùng hay một lĩnh vực nào cụ thể. Thị trường đơn nhất châu Âu là một khối thóng nhất. Có những nước được hưởng lợi từ thị trường đơn nhất khi họ sản xuất nhiều hơn và bán sản phẩm đến những vùng khác. Nếu bây giờ lại bỏ rơi những vùng này, tức là bỏ rơi một phần của châu Âu và châu Âu sẽ đổ vỡ” – Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh.
Tuy nhiên, hiện các nước vẫn chưa thể thống nhất về quy mô và cách thức vận hành của quỹ phục hồi.
Về quy mô của quỹ, Italia, một trong những nước vận động mạnh mẽ nhất cho sự ra đời của quỹ này, đề xuất con số 1.500 tỉ euro. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết đã đề cập đến con số 1.000 tỷ euro trong các thảo luận ban đầu và nước Đức sẵn sàng đóng góp nhiều hơn và mở rộng quỹ này với điều kiện các chi tiết cần được làm sáng tỏ.
Trong khi đó, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen nhận định, tính đến thời điểm này, toàn bộ các nước thành viên EU đã cam kết chi ra đến 1.800 tỷ euro để cứu trợ nền kinh tế nước mình nên quỹ phục hồi của châu Âu cũng phải có một quy mô tương đương, thông qua việc tăng ngân sách EU giai đoạn 2021-2027 từ mức 1,2% tổng sản phẩm quốc nội – GNI của EU như dự tính hiện nay lên mức 2%.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đưa ra một đề xuất tương tự khi cho rằng, con số này ít nhất phải là từ 5 đến 10% GDP của toàn bộ châu Âu, tức từ 800 tỷ đến 1.500 tỷ euro.
Tuy nhiên, mâu thuẫn lớn nhất hiện nay liên quan đến cách thức phân bổ quỹ đó cho các nước thành viên có nhu cầu. Các nước như Italia, Tây Ban Nha hay Pháp muốn quỹ này hoạt động như một quỹ bảo đảm trong khi các nước Áo, Đan Mạch, Phần Lan hay Hà Lan lại chỉ muốn đây là một khoản cho vay thông thường.
Nhằm tránh các thảo luận rơi vào bế tắc, lãnh đạo các nước EU giao cho Uỷ ban châu Âu chuẩn bị một báo cáo và đề xuất chi tiết về quỹ phục hồi để tiếp tục thương lượng vào ngày 6/5./.
Quang Dũng/ VOV Paris
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...