Sáng 21/3 (tức ngày 16/2 năm Kỷ Hợi), Ủy ban Nhân dân thành phố Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) tổ chức Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước năm 2019 và công bố quyết định Lễ hội đền Độc Cước là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tại buổi lễ, lãnh đạo Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã trao bằng công nhận Di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Độc Cước cho chính quyền và nhân dân thành phố Sầm Sơn.
Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước mở đầu với nghi lễ rước kiệu, có sự tham gia của các đoàn rước kiệu đến từ bảy xã, phường. Đoàn rước kiệu đã diễu hành qua các con đường, tuyến phố trong thành phố với sự tham gia của đông đảo nhân dân địa phương rồi tập trung về sân đền Độc Cước.
Tiếp đó là lễ cầu phúc, lễ tế tôn ty - những bài tế truyền thống đầy uy nghiêm, trang trọng, biểu hiện tấm lòng thành kính đối với bậc tiền nhân, đồng thời thể hiện ước mong của người dân Sầm Sơn trong năm mới với mùa màng thuận lợi, tôm cá đầy ghe, du lịch phát triển.
Nghi thức rước kiệu truyền thống của các xã phường
Trải qua hàng trăm năm, Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước đã tôn vinh các giá trị tinh thần tốt đẹp, độc đáo của cư dân nông nghiệp lúa nước và cư dân đánh cá ven biển, phản ánh bản sắc cộng đồng dân cư Sầm Sơn. Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước được kế tục và bảo vệ qua nhiều thế hệ.
Trong khuôn khổ lễ hội đã diễn ra nhiều hoạt động truyền thống đặc sắc như rước và tế lễ dâng bánh giầy, nghi thức rước kiệu giữa các làng và nghi lễ tế truyền thống của lễ hội, khai mạc Đại hội thể dục thể thao thành phố lần thứ 8...
Đền Độc Cước được xây dựng từ thế kỷ XIII, nằm trên hòn Cổ Giải, thuộc núi Trường Lệ, thờ vị thần Một Chân (hay còn gọi là thần Độc Cước). Tương truyền, thần Độc Cước đã tự xẻ đôi thân mình, một nửa ra khơi dẹp loài thủy quái, một nửa đứng trên đầu núi Trường Lệ ngày đêm canh giữ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân chài Sầm Sơn.
Có thuyết còn nói rằng Thần họ Cao tên Sơn, tự là Độc Cước, là một vị Thiền sư đời Lý, các vị Thiền Tăng chỉ đứng một chân để giảng đạo rồi siêu hóa.
Trong văn sớ cúng tế thần đều tâu: “Thần Sơn tiêu Độc Cước tối linh.” Thần Độc Cước được các triều đại ban sắc phong "Thượng đẳng Phúc Thần," được nhân dân bốn mùa cúng tế.
Di tích đền Độc Cước đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1962 và đưa đền Độc Cước vào danh mục những di sản cần được bảo vệ và giữ nguyên hiện trạng./.
Phạm Dương, theo vietnamplus.vn
Nhằm nhanh chóng khôi phục hoạt động du lịch, đảm bảo mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế...
Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hoá) 2022 đang hứa hẹn sẽ là điểm...
Sáng 7/10, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp khôi...
Con số này đã giảm 22% so với dự kiến trước đó, do nhiều đoàn khách đã hủy tour, hủy phòng đã đặt tại một số...
Ngày 1/5, bãi biển Sầm Sơn tiếp tục thu hút hàng nghìn người dân và du khách. Chính quyền thành phố đã phải...
Với vị trí quan trọng ở vùng Bắc Trung Bộ, hội tụ đầy đủ tiềm năng du lịch mang đặc trưng của cả ba vùng:...
Tại tỉnh Thanh Hóa, trưa nay (6/8) nhà chức trách địa phương cho biết, sau khi xác nhận địa bàn có bệnh nhân...
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá đã gửi 14 mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm Covid-19 ra Viện Vệ sinh dịch...
Chiều ngày 5/7, trong lúc đi mò trai cùng với 5 người khác tại hồ Yên Mỹ (huyện Nông Cống, Thanh Hóa), 1 học...
Trong cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, không thể...
Trước tình hình số người từ các tỉnh có dịch (những tỉnh có nguy cơ cao và nguy cơ) vào Thanh Hóa có xu hướng...
Theo tin từ Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, đơn vị này vừa ký văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, đề...