Người Hà Nội vốn từ xưa đến nay có một nền ẩm thực nổi tiếng là thanh lịch và tinh tế. Những món ăn vì thế cũng thanh thanh, không phải là thứ vị sắc ngọt quá, chua quá hay cay quá. Điều này áp dụng cho cả món ăn chính, lẫn món ăn chơi, ăn vặt, ăn cho vui miệng, ăn lúc đang trò chuyện rôm rả với bạn bè.
Những món ăn chơi trong ngày Tết thường không thể thiếu là hạt bí, hạt dưa, hạt hướng dương nằm gọn gàng trong những khay mứt Tết bên cạnh nào bánh kẹo, nào các loại mứt gừng, mứt quất, mứt dừa. Thế nhưng những ngày Tết người ta ăn biết bao là thứ, dạ dày lúc nào cũng tròn căng, ấy thế mà cái thói nhâm nhi vẫn không bỏ được, ăn gì nhẹ nhàng mà lại ‘giải ngấy’, đích thị là ô mai – thức quà chua dịu có, ngọt có, cay cay có.
Ô mai được biết đến không biết tự bao giờ, có nguồn gốc từ một người Hoa từ nhiều thế kỉ trước, từng được xem là một vị thuốc bắc quý. Ô mai là một món được tạo nên bởi nhiều nguyên liệu khác nhau, nó có mặt trong mỗi bàn trà, bàn tiếp khách trong dịp đặc biệt, là một món ăn đặc trưng cổ truyền của dân tộc Việt.
Những loại quả như mận, chanh, me, sấu, khế, mơ, xoài, đào, dứa, quất đều có thể được chế biến thành ô mai Hà Nội. Những quả ngon nhất, đẹp nhất sau khi chế biến kì công với gia vị ‘bí mật’ thì phơi khô, sấy khô hoặc ngào đường. Nghe thì đơn giản thế nhưng cho ra lò biết bao nhiêu là hương vị và màu sắc cho mỗi loại quả, ví dụ như mận thì có đến dăm ba vị, nào là mận xào chua cay, mận chua mặn ngọt, mận xào gừng, mận hậu ngũ vị,…
Ô mai trước khi trở thành một món ăn chơi, món ăn mời khách dịp lễ Tết, bản chất ô mai là vị thuốc y học cổ truyền có tính mát, giảm ho sinh tân lực, trong từng trái ô mai có hàm lượng dinh dưỡng cao có khả năng chống khô họng, giảm ho, chống cảm lạnh và viêm họng, giảm stress, đau nửa đầu.
Chắc cũng không quá chênh lệch khi người ta ví ô mai với người Hà Nội, vị thanh thanh, ngọt ngào nhưng không thiếu chút vị cay mặn. Ô mai chẳng ngọt lịm như đường, người Hà Nội cũng vậy, ngọt nhưng sắc sảo vừa đủ. Để tạo nên một trái ô mai cũng cần sự tinh tế và lắm công phu.
Ô mai vẫn chiếm một vị trí đặc biệt trong ẩm thực Hà thành. Để khi người con Hà Nội khi xa xứ vẫn luôn nhớ về và mong ngày trở về để được thưởng thức những vị ô mai gắn liền với tuổi thơ. Để mỗi khi Tết đến người ta lại thấy ô mai nằm gọn trong khay mứt Tết.
Theo petrotimes.vn
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...