Tin tức

Người Thái Tây Bắc gửi gắm ước mong sức khỏe, bình an qua tục buộc chỉ cổ tay

12:37 - 06/07/2021
Tục buộc chỉ cổ tay được đồng bào Thái Tây Bắc gìn giữ, duy trì qua nhiều thế hệ để gửi gắm ước mong cho mọi người thân trong gia đình luôn có sức khỏe, bình an trong cuộc sống.

Đồng bào Thái ở Tây Bắc có nhiều nét văn hóa, phong tục tập quán đặc sắc. Trong đó phải kể đến tục buộc chỉ cổ tay - một trong những nét văn hóa tâm linh mang đậm tính nhân văn được đồng bào duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Người Thái quan niệm rằng, mỗi con người gồm có hai phần là hồn và xác. Hồn hình thành trên mường trời do bà mụ thứ nhất (bà con gọi là me bảu) cho vào khuôn đốt thành khí, xác hình thành dưới trần gian do vật chất cấu thành theo hình hài do bà mụ thứ 2 (bà con gọi là me nang) nặn ra.

Tục buộc chỉ cổ tay. Ảnh: Internet Hồn và xác kết hợp với nhau cùng song song tồn tại trong một thời gian nhất định, nếu xác mất hồn, hoặc hồn mất xác thì đều không còn sự sống. Hồn và xác rời khỏi nhau đều trở về với cội nguồn, hồn lên trời, còn xác thì xuống đất. Vì thế mà đồng bào mới có tục buộc chỉ vào cổ tay để giữ hồn ở lại với xác, để sự sống của con người được trường tồn.

"Người Thái cho rằng mỗi người có 80 hồn, 30 khuôn mang nả, 50 khuôn mang lằng. Tức là 30 hồn ở phía trước, 50 hồn ở phía sau, khi một số hồn này bay ra khỏi xác thì người sẽ sinh ốm đau, nếu bay hết thì sẽ chết, vì vậy người ta mới lấy chỉ buộc vào cổ tay để giữ hồn ở lại với xác, để đời sống tồn tại được lâu dài", ông Cà Văn Chung, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam ở bản Co Pục, xã Chiềng Ngần, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết.

Ngày xưa, tại các bản làng người Thái, hàng năm đều tổ chức lễ buộc chỉ cổ tay gọi là " Xú khuôn". Ngày nay lễ này không được tổ chức thường xuyên, nhưng tục buộc chỉ cổ tay thì vẫn được duy trì.

Theo ông Tòng Văn Hịa, người cao tuổi ở bản Mòng, xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cho hay, người ta thường buộc chỉ trong các dịp gọi hồn, lễ cúng ốm đau, cầu thọ cho các cụ già, buộc chỉ tay cho trẻ nhỏ mới sinh, hoặc khi gia đình có người chết.

"Buộc chỉ tay, hay là buộc vía, buộc hồn bởi khi người ốm đau, thường yếu bóng vía, nên phải buộc hồn, vía lại để không cho ma tà làm hại. Hoặc khi có người thân trong gia đình mất thì sợ hồn vía người đang sống theo người đã khuất về mường trời, để không cho hồn bay phách lạc, vừa buộc chỉ vào tay vừa căn dặn nhau rằng buộc chặt, nắm chặt, ở nhà ăn cơm, trông nhà ăn cá…", ông Hịa cho biết thêm.

Buộc chỉ cổ tay không phải mê tín dị đoan, không bói toán, không nhất thiết phải làm lễ cúng, không tốn kém về thời gian cũng như vật chất và ai cũng có thể buộc được cho nhau kể cả lúc con người ta đang khỏe mạnh. Thường thì bố mẹ buộc cho con, thầy mo, thầy cúng buộc cho những người làm lễ, hoặc con cháu buộc cho ông bà cha mẹ lúc ốm đau, già yếu… với mong muốn người thân luôn được khỏe mạnh, bình an, thượng thọ. Tuy nhiên, chỉ buộc, cũng như lời khấn lúc buộc chỉ cho mỗi trường hợp, hoàn cảnh cụ thể sẽ khác nhau.

Nghi lễ buộc chỉ cổ tay. Ảnh: Internet Ví dụ như khi làm lễ cúng đầy cữ cho trẻ thì thầy cúng sẽ dùng chỉ đỏ, hay chỉ đen hoặc cả chỉ đỏ, đen hoặc chỉ trắng lẫn chỉ đen bện thành một sợi có màu sắc để buộc vào cổ tay, hay vào cổ cho bé, với lời khấn mong bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn.

Đối với người thường xuyên ốm đau, bệnh tật thì thầy cúng, cũng như anh em họ hàng thân thích đến dự lễ cúng, hay thăm hỏi thì sẽ cùng nhau buộc chỉ vào cổ tay cho người ốm, mỗi sợi chỉ buộc, mỗi lời cầu khấn của người khỏe mạnh sẽ là nguồn động viên, an ủi tinh thần rất cần thiết đối với họ lúc này.

Còn khi người thân có người mất thì anh em họ hàng, bạn bè thân hữu gần xa đến viếng chia buồn sẽ lấy sợi chỉ màu trắng trong khăn tang để buộc vào tay cho người thân của mình, cùng lời chia buồn sâu sắc nhất đối với người ở lại.

"Buộc tay trái cho bền, buộc tay phải cho chặt, khấn cho khỏe mạnh, lớn khôn, ma tà rủ chớ đi, buộc hồn, buộc vía ở nhà cùng con cháu. Chính vì thế, khi bị ốm đau, càng nhiều anh, em, họ hàng buộc cho thì người đó như được thêm nghị lực, trấn an tinh thần, sớm vượt qua ốm đau bệnh tật, hay lúc tang thương", bà Tòng Thị Binh, thầy cúng ở bản Mòng, xã Hua La, TP. Sơn La chia sẻ.

Tục buộc chỉ cổ tay mang nhiều ý nghĩa là vậy nên đồng bào Thái Tây Bắc, từ già đến trẻ mọi người đều rất trân trọng, coi đó như một tục lệ không thể thiếu trong đời sống tâm linh và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Tòng Đức Anh / VOV Tây Bắc

Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV

 

Tin tức liên quan

Chính thức phát động cuộc thi giải toán trên máy tính bằng hình thức online
Chính thức phát động cuộc thi giải toán trên máy tính bằng hình thức online

10/11/2024

Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...

Tưng bừng giải Vô địch cờ vua trẻ xuất sắc Quốc gia năm 2024 tranh cúp GIGA GIFT
Tưng bừng giải Vô địch cờ vua trẻ xuất sắc Quốc gia năm 2024 tranh cúp GIGA GIFT

06/07/2024

Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...

Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz
Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz

06/11/2023

Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...

Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?
Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?

09/10/2023

Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...

Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

19/03/2023

Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...

Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

18/03/2023

Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...

Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc
Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc

17/03/2019

“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...

Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội
Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội

22/02/2023

Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.

Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023
Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023

20/02/2023

Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...

Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia
Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia

31/03/2019

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...

Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

14/02/2023

Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...

Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria
Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria

10/02/2023

Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...