Tin tức

Vãn cảnh chùa Bà Đanh

07:59 - 14/03/2020
Chúng tôi đến chùa Bà Đanh, tọa lạc tại xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong không khí không còn “đệ nhất vắng” như xưa kia nữa. Không gian hôm nay cuốn hút bởi kiến trúc cổ kính hàng trăm năm tuổi cùng với sự kiện lịch sử cách đây 90 năm trước (1930) mà thành cụm di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khu vực miền Bắc.

Cổng tam quan cổ kính

Nghệ thuật điêu khắc dân gian đặc sắc 

Qua chiếc cầu văng của dòng sông Đáy hơn 1 km là đã thấy thấp thoáng mái chùa dưới màu xanh của cây cối. Dòng sông dập dìu những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân sống nghề sông nước và những chiếc xà lan chở vật liệu xây dựng rẽ mặt nước ngược xuôi. Dòng sông ôm quanh khuôn viên chùa. Phía Nam là bến lên cổng tam quan với tam cấp trải dài có hai hàng trụ chóp hình búp sen. Cách chùa 100 mét về phía bắc là núi Ngọc, nằm kề mặt nước sông Đáy. Núi Ngọc rất nhiều cây xanh, cành lá sum suê, trên đỉnh có một cây si cổ thụ hàng trăm tuổi thỏng xuống vô số rễ bám vào vách đá rất kỳ vĩ. Tuy không cao nhưng sự trầm mặc của nó và cùng ngôi chùa, dòng sông, đủ làm nên thắng cảnh, cụm di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng ở khu vực miền Bắc. “Vắng như chùa Bà Đanh” là truyền khẩu của thời quá vãng, khi chùa nằm nơi sơn cùng thủy tận, lam sơn chướng khí, cây cối um tùm. Tương truyền, mỗi khi lên chùa vào buổi tối phải đốt đuốc, gõ chiêng trống để xua đuổi thú dữ… 

Chùa Bà Đanh có khuôn viên rộng 10 ha, trên vùng đất của thôn Đanh, trước năm 1945, thuộc tổng Thụy Lôi. Ngay ở cổng chùa cũng đã rất ấn tượng với kiến trúc thành 3 gian và 2 tầng. Tầng trên là gác chuông, mái 2 lớp, lợp ngói nam, những trấn song con tiện làm lan can xung quanh sàn gỗ. Ba gian phía dưới là cánh cửa bằng gỗ lim, có hình chữ triện sơn đỏ. Trên đỉnh tam quan, gắn song long chầu nguyệt, vừa mềm mại vừa uy vũ. Hai bên tam quan là 2 cột đồng trụ xây nhô ra, cùng đó là 2 cổng nhỏ có 8 mái, vòm hình bán nguyệt. Qua tam quan, không gian màu xanh với cổ thụ cao, tỏa bóng xuống nhiều loại cây như đại, mộc, nhài, mẫu đơn… Tiếp đến là sân lát gạch rộng, nối với nhà bái đường, 2 bên có dãy hành lang 3 gian bằng gỗ lim, mái lợp ngói lam. 

Qua tư liệu và lời giới thiệu của sư thầy trụ trì Thích Đàm Đam, chùa Bà Đanh còn được gọi là Bảo Sơn tự, thuộc Phật giáo Đại thừa, cùng điện thờ các tượng Phật và đặc biệt gắn với truyền thuyết về bà Đanh, thuộc tín ngưỡng dân gian là Pháp Phong trong tín ngưỡng “tứ Pháp” (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Hàng năm, Nhân dân tổ chức lễ hội chùa Bà Đanh vào tháng 2 âm lịch nhằm tri ân đức thánh bà và cầu quốc thái dân an. Ban đầu chùa xây dựng đơn sơ bằng tranh tre nứa lá, năm Vĩnh Trị, đời Lê Hy Tông (1676-1680), chùa được chỉnh trang khang trang. Các công trình hiện nay được xây dựng từ thế kỷ 19, gồm 14 gian, chưa kể các công trình phụ trợ. Trong đó, nhà bái đường 5 gian, bít đốc 2 đầu, cũng lợp ngói nam, trên nóc 2 con rồng chầu mặt nguyệt. Các vì kèo và xà đều chạm khắc ở hai mặt, thể hiện tinh xảo về rất nhiều đề tài độc đáo. Đó là: mặt hổ phù, thông hóa rồng, trúc hóa rồng, nghê chầu; hay ngũ phúc (năm con dơi), tứ linh (long, ly, quy, phượng), lưỡng long (2 con rồng), tứ quý (tùng, mai, trúc, cúc), bát quả (đào, lựu, nho, phật thủ, na,…). Đó còn là kim tiền hay nhiều nhạc cụ (đàn tranh, đàn nguyệt, nhụy, phách, sáo), các đồ vật (cuốn thư, bút lông, ống tiêu, chiếc khánh, bầu rượu, quạt)… Một thế giới nghệ thuật điêu khắc dân gian chìm, nổi với những chủ đề sinh động và hòa quyện, hoàn mĩ và thống nhất về mặt bố cục; vừa cá thể vừa thống nhất, uyển chuyển nhưng luôn có điểm nhấn, và tuyệt không có bóng dáng con người. 

Tiếp nối với nhà bái đường là nhà trung đường, gồm 5 gian, cũng bít đốc 2 đầu và lợp ngói nam. Phía trước được che kín bằng hệ thống cửa bức màn và chấn song con tiện, vững chắc và uy nghi. Hệ thống vì kèo là biến thể của giả chiên chồng rường con nhị. Các trụ, con rường, chủ yếu vuông thành sắc cạnh nhưng bài trí vững chãi. Nhà thượng điện có vị trí cao nhất, gồm 3 gian, cửa trước là gỗ lim, sau và 2 bên xây tường bao. Hệ thống nhà cầu nối các công trình hạng mục của toàn ngôi chùa. Ở phía tây, một khu nhà ngang 5 gian, gồm 3 gian giữa làm nơi thờ các vị tổ đã trụ trì ở đây, 2 gian đầu hồi xây ngăn thành 2 gian buồng là nơi ở của người tu hành. Phía đông của chùa là phủ thờ mẫu. Bên trong thượng điện được trưng bày nhiều tượng thờ như Tam thế, Ngọc Hoàng, thái thượng Lão Quân và Bà Chúa Đanh ở vị trí trung tâm. Tượng Bà với khuôn mặt hiền từ, gần gũi với cuộc sống người dân, trong tư thế tọa thiền trên chiếc ngai, là tuyệt tác của nghệ thuật điêu khắc...  

Di tích lịch sử oai hùng của dân tộc

Theo chính sử, vào ngày 6/3/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên huyện Kim Bảng thành lập ở phố huyện, là yếu tố thuận lợi để phong trào cách mạng tại xã Ngọc Sơn hình thành và phát triển. Ngày 7/11/1930, Nhân dân Ngọc Sơn tổ chức treo cờ Đảng trên cây gạo của chùa Bà Đanh để kỉ niệm ngày Cách mạng Tháng Mười Nga. Người được phân công treo cờ là ông Bùi Văn Siêu ở thôn Đanh Xá. Sự kiện này là tiếng vang, ảnh hưởng lớn trong toàn khu vực. Là hành động bất khuất đối với kẻ ngoại xâm; làm lan tỏa ý chí cách mạng trong quần chúng.

Tháng 6/1931, Nhân dân các thôn Đanh Xá, Phương Khê, Yên Lạc và phố Quế kéo đến nhà tri huyện Vũ Duy Cẩn đòi bồi thường cho một nông dân bị đánh đập tàn nhẫn. Năm 1935, quần chúng cách mạng ở Đanh Xá, Phương Khê, Thụy Xuyên tổ chức các hội từ thiện để phát triển lực lượng. Đầu năm 1943, trung ương cử đồng chí Lê Quang Tuấn về ở tại chùa Bà Đanh chỉ đạo phong trào. Ngày 20/8/1945, huyện Kim Bảng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ủy ban Nhân dân Cách mạng Ngọc Sơn ra đời. Nhân dân Đanh Xá quyên góp tiền mua súng đạn trang bị cho đội tự vệ. Chùa Bà Đanh trở thành nơi luyện tập của du kích suốt các năm 1946 đến 1950 và cơ quan Sở Bưu điện Liên khu III đóng. Xã Ngọc Sơn trở thành chiến khu 1, hình thành và phát triển các cơ quan đầu não của cách mạng và nơi đóng quân của bộ đội, du kích; trong đó, chùa Bà Đanh là cơ sở tin cậy, đầu mối giao thông quan trọng. Một trong những người góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến là trụ trì chùa Thích Tâm Ngọ, sư được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.

Chùa Bà Đanh vẫn giữ truyền thống yêu nước thương dân. Hôm nay đến chùa, trên tường treo nhiều bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh Hà Nam, các cơ quan trung ương như Mặt trận Tổ quốc, Hội Khuyến học, Hội Phật giáo Việt Nam… trao tặng chùa và cá nhân trụ trì Thích Đàm Đam. Ngôi chùa vừa là Di tích lịch sử văn hóa, vừa là điểm du lịch tâm linh đặc sắc. Năm 1994, chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Chùa đã đón nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước của trung ương và tỉnh Hà Nam, cùng nhiều triệu lượt nhân dân cả nước đến tham quan vãn cảnh và chiêm bái.

Theo baolamdong.vn

Tin tức liên quan

Chùa Tam Chúc khai hội Xuân
Chùa Tam Chúc khai hội Xuân

12/02/2022

Sáng nay 12/2, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam, Ban quản lý chùa Tam Chúc tổ chức...

Bệnh nhân Covid-19 thứ 251 tại Hà Nam tử vong do xơ gan giai đoạn cuối
Bệnh nhân Covid-19 thứ 251 tại Hà Nam tử vong do xơ gan giai đoạn cuối

05/05/2020

Đến nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 271 ca mắc Covid-19, trong đó chưa có trường hợp bệnh nhân nào tử vong...

Hà Nam có thêm 3 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh
Hà Nam có thêm 3 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh

16/04/2020

Tính đến 16h00, ngày 16/4/2020, thông tin từ tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch...

Toàn bộ những người tiếp xúc gần BN 251 có kết quả âm tính lần 1
Toàn bộ những người tiếp xúc gần BN 251 có kết quả âm tính lần 1

11/04/2020

CDC Hà Nam thông báo, 193 trường hợp được xác định tiếp xúc gần với bệnh nhân 251 đã cho kết quả âm tính lần...

Ca bệnh 251 phức tạp, Hà Nam khẩn trương tìm F0 để ngăn chặn
Ca bệnh 251 phức tạp, Hà Nam khẩn trương tìm F0 để ngăn chặn

08/04/2020

Đến 6h sáng 8/4, Bộ Y tế công bố thêm 2 ca mắc Covid-19 tại Việt Nam. Trong đó, BN 251 tại Hà Nam được xác...

Hà Nam kích cầu du lịch trước ảnh hưởng của dịch COVID-19
Hà Nam kích cầu du lịch trước ảnh hưởng của dịch COVID-19

06/03/2020

Trong tháng 2/2020, lượng khách đến các khu, điểm du lịch của Hà Nam đạt 368.500 lượt khách, giảm 11.500 lượt...

Khai mạc Liên hoan Du lịch Làng nghề - Ẩm thực Hà Nam
Khai mạc Liên hoan Du lịch Làng nghề - Ẩm thực Hà Nam

12/10/2019

Tối 11/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam tổ chức khai mạc Liên hoan Du lịch Làng nghề - Ẩm thực...

Hà Nam tập trung khai thác tiềm năng phát triển du lịch
Hà Nam tập trung khai thác tiềm năng phát triển du lịch

24/08/2019

Với mong muốn thúc đẩy ngành du lịch của địa phương, lãnh đạo tỉnh Hà Nam xác định cần đẩy mạnh xây dựng kết...

Toàn cảnh cầu 2.800 tỷ nối 2 tỉnh Hưng Yên và Hà Nam
Toàn cảnh cầu 2.800 tỷ nối 2 tỉnh Hưng Yên và Hà Nam

30/07/2019

Cầu Hưng Hà có tổng đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng, bắc ngang qua sông Hồng giúp rút ngắn khoảng cách từ Hưng Yên...

Bến tàu thủy Tam Chúc chính thức đi vào hoạt động
Bến tàu thủy Tam Chúc chính thức đi vào hoạt động

31/05/2019

Bắt đầu từ 9h sáng ngày 30/5, Bến tàu thủy Tam Chúc chính thức đi vào hoạt động, phục vụ du khách tham quan...

Hà Nam tiếp bước Ninh Bình hy vọng khởi sắc trên bản đồ du lịch sau Vesak 2019
Hà Nam tiếp bước Ninh Bình hy vọng khởi sắc trên bản đồ du lịch sau Vesak 2019

15/05/2019

Với những thành công rực rỡ sau Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2019, tỉnh Hà Nam có thể học hỏi Ninh Bình, đẩy...

Rực rỡ lễ bế mạc Vesak 2019, kỳ Đại lễ thành công nhất từ trước tới nay
Rực rỡ lễ bế mạc Vesak 2019, kỳ Đại lễ thành công nhất từ trước tới nay

14/05/2019

Sáng nay, tại Tam Chúc, Hà Nam diễn ra lễ bế mạc Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2019. Với các hội thảo chuyên đề...

Tỉnh thành Hà Nam

Hà Nam
Hà Nam là điểm đến quen thuộc trong hành trình khám phá những nét đặc sắc của nền văn hóa dân gian.

Điểm đến Hà Nam Xem thêm

Kẽm Trống
Cách thủ đô Hà Nội chừng 80km, Kẽm Trống là một trong những thắng cảnh đẹp nhất Hà Nam.
Chùa Bầu - ngôi chùa lớn nhất thành phố Phủ Lý, Hà Nam
Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, toạ lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Đẹp như chùa Bà Đanh
Nằm bên dòng sông Đáy hiền hòa, chùa Bà Đanh cổ kính, thâm nghiêm, không chỉ là một điểm đến tâm linh, mà còn là một danh thắng...
Linh thiêng cổ tự Đọi Sơn, Hà Nam
Nhắc đến chùa cổ ở Hà Nam, nhiều người sẽ nhắc tới chùa Bà Đanh, nổi tiếng với câu ví von về sự vắng. Nhưng Hà Nam còn có Long...
Vương cung Thánh đường Sở Kiện - Nhà thờ lâu đời nhất Hà Nam
Dù là một tiểu Vương cung thánh đường mới được sắc phong năm 2010, nhưng Thánh đường Sở Kiện (hay còn gọi là) Nhà thờ Kẻ Sở là...
Chẳng ngờ ngay gần Hà Nội lại có làng hoa đẹp nao lòng nhường này
Những ngày cận Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, những hộ trồng hoa tại xã Phù Vân (Phủ Lý, Hà Nam) lại tất bật, hối hả chăm sóc và...
Đi tìm sự bình yên ở Địa Tạng Phi Lai tự
Hà Nam nổi tiếng với nền văn minh lúa nước cùng nét văn hóa dân gian phong phú của vùng châu thổ Sông Hồng. Ở đây có nhiều ngôi...
Lạc bước chốn bồng lai tiên cảnh trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam
Đặt chân đến ngôi chùa này, dường như mọi muộn âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tự tại như đang lạc bước vào chốn bồng...
Giới trẻ check-in chùa Tam Chúc dịp đầu năm
Với loạt hình ảnh đẹp hút sự chú ý trên mạng xã hội những ngày đầu năm mới, ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Việt Nam hiện là điểm...

Ẩm thực Hà Nam Xem thêm

Đại lễ Vesak LHQ 2019 hội tụ tinh hoa ẩm thực chay Việt
Không chỉ gây ấn tượng với màn Khai mạc hoành tráng, quy mô, Vesak 2019 tại Tam Chúc, Hà Nam, còn ghi dấu ấn trong lòng các đại...
5 món ngon phải thử khi đến Hà Nam
Hà Nam nổi tiếng với nhiều món ăn ngon, trong đó 5 món sau nhất định phải thử khi tới vùng đất này.

Trải nghiệm Hà Nam Xem thêm

Chiêm ngưỡng vương cung thánh đường đẹp không kém trời Tây ở Việt Nam
Là 1 trong 4 nhà thờ tại Việt Nam được phong tước hiệu vương cung thánh đường, nhà thờ Sở Kiện (Hà Nam) không chỉ là trung tâm...
Cận cảnh những cánh cửa gỗ tinh xảo ở chùa Tam Chúc
Du khách tới thăm Chùa Tam Chúc không thể không trầm trồ thán phục những hàng cửa khổng lồ được chế tác tinh xảo, thể hiện sự tài...
Đại lễ Vesak 2019 khai thác tour văn hóa tâm linh
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak Liên hợp quốc năm 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 14/5 tại chùa Tam Chúc (Hà Nam). Nhân dịp...
Ba địa điểm sống ảo mới nổi ở miền Bắc, giới trẻ "check-in" ầm ầm
Nếu như những địa điểm check-in như cầu Vàng ở Đà Nẵng, chùa Linh Quy Pháp Ấn nơi Sơn Tùng quay MV Lạc trôi... gây bão giới trẻ...
Dòng người đến ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Hà Nam dù chưa xây xong
Cả nghìn người đến chiêm bái chùa Tam Chúc lớn nhất thế giới bất chấp ngổn ngang, trơn trượt. Hầu hết các hạng mục chưa hoàn...
Lụa Nha Xá vang danh đất Bắc
Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 38 qua cầu Yên Lệnh, sang địa phận Hà Nam là tới làng Nha Xá. Làng nằm ven sông Hồng, yên ả, êm đềm. Từ...

Tin tức Hà Nam Xem thêm

Chùa Tam Chúc khai hội Xuân
Sáng nay 12/2, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam, Ban quản lý chùa Tam Chúc tổ chức Lễ hội Xuân Tam Chúc...
Bệnh nhân Covid-19 thứ 251 tại Hà Nam tử vong do xơ gan giai đoạn cuối
Đến nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 271 ca mắc Covid-19, trong đó chưa có trường hợp bệnh nhân nào tử vong vì căn bệnh...
Hà Nam có thêm 3 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh
Tính đến 16h00, ngày 16/4/2020, thông tin từ tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 vừa cho biết, có...
Toàn bộ những người tiếp xúc gần BN 251 có kết quả âm tính lần 1
CDC Hà Nam thông báo, 193 trường hợp được xác định tiếp xúc gần với bệnh nhân 251 đã cho kết quả âm tính lần 1 với virus...
Ca bệnh 251 phức tạp, Hà Nam khẩn trương tìm F0 để ngăn chặn
Đến 6h sáng 8/4, Bộ Y tế công bố thêm 2 ca mắc Covid-19 tại Việt Nam. Trong đó, BN 251 tại Hà Nam được xác định là ca bệnh phức...
Hà Nam kích cầu du lịch trước ảnh hưởng của dịch COVID-19
Trong tháng 2/2020, lượng khách đến các khu, điểm du lịch của Hà Nam đạt 368.500 lượt khách, giảm 11.500 lượt so với cùng kỳ năm...
Khai mạc Liên hoan Du lịch Làng nghề - Ẩm thực Hà Nam
Tối 11/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam tổ chức khai mạc Liên hoan Du lịch Làng nghề - Ẩm thực Hà Nam lần thứ hai,...
Hà Nam tập trung khai thác tiềm năng phát triển du lịch
Với mong muốn thúc đẩy ngành du lịch của địa phương, lãnh đạo tỉnh Hà Nam xác định cần đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng và các...
Toàn cảnh cầu 2.800 tỷ nối 2 tỉnh Hưng Yên và Hà Nam
Cầu Hưng Hà có tổng đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng, bắc ngang qua sông Hồng giúp rút ngắn khoảng cách từ Hưng Yên đến thành phố Phủ Lý...

Khách sạn Hà Nam Xem thêm

Vinpearl đã có mặt tại Phủ Lý và Tây Ninh
Lần đầu tiên tại hai thành phố Phủ Lý và Tây Ninh, chuỗi khách sạn căn hộ tiêu chuẩn 5 sao quốc tế nổi tiếng Vinpearl đã có...