Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho thấy, nhiều hoạt động đã được tổ chức trong suốt thời gian qua như: Định kỳ 2 năm một lần tổ chức "Liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa", tạo môi trường diễn xướng, bảo lưu văn hóa các dân tộc nói chung và dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa nói riêng; Tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh và đã giao các cơ quan chuyên môn hướng dẫn các địa phương tiến hành bảo tồn, từng bước phát huy giá trị di sản; Xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa, đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
Tính đến hết năm 2018, tỉnh Thanh Hóa đã có 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 3 di sản văn hóa phi vật thể vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: Trò diễn Pồn Pông người Mường huyện Ngọc Lặc, trò diễn Kin Chiêng bọc mạy người Thái (Như Thanh)…
Đặc biệt, tỉnh đã triển khai 12 dự án về bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số. Cụ thể, năm 2010 triển khai dự án bảo tồn làng Mường truyền thống tại Làng Lương Ngọc, xã Cẩm Liên, Huyện Cẩm Thủy; Dự án bảo tồn lễ tục làm vía kéo Xi - dân tộc Mường, huyện Cẩm Thủy; Lễ Xên người Khơ Mú – Huyện Mường Lát. Năm 2012 triển khai dự án tổng kiểm kê khoa học Mo Mường Thanh Hóa. Năm 2013 triển khai dự án "Bảo tồn hát Ru dân tộc Mường Thanh Hóa". Năm 2014 triển khai dự án "Bảo tồn hát Khặp của người Thái Thanh Hóa". Năm 2017 triển khai dự án "Bảo tồn lễ hội Chá Mùn, dân tộc Thái huyện Lang Chánh; bảo tồn, phục dựng lễ tục Sắc Bùa của người Mường; dự án Sưu tầm và bảo lưu một số trò chơi, trò diễn của người Mường Thanh Hóa; lễ cấp sắc của người Dao, lễ tục làm vía kéo si (dân tộc Mường), tục Cầu mưa, lễ Xên (dân tộc Khơ Mú), đám ma của người Mông, lễ Cầu nước (dân tộc Thái), Mo của người Mường, chữ viết dân tộc Thái, trang phục của dân tộc Thổ, dân ca Mường, tục ngữ, ca dao Thái…
Ngoài ra, từ năm 2011 đến nay Thanh Hóa đã có nhiều chính sách và cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện cho các địa phương sưu tầm, lưu giữ truyền dạy tiếng dân tộc. Đến nay đã sưu tầm, bảo tồn tiếng Thái và chữ Thái; sưu tầm, biên soạn, xuất bản Từ điển song ngữ Việt - Mường, Mông – Việt, Việt - Thái; mở lớp dạy chữ Thái trên địa bàn các huyện miền núi./.
Theo toquoc.vn
Nhằm nhanh chóng khôi phục hoạt động du lịch, đảm bảo mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế...
Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hoá) 2022 đang hứa hẹn sẽ là điểm...
Sáng 7/10, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp khôi...
Con số này đã giảm 22% so với dự kiến trước đó, do nhiều đoàn khách đã hủy tour, hủy phòng đã đặt tại một số...
Ngày 1/5, bãi biển Sầm Sơn tiếp tục thu hút hàng nghìn người dân và du khách. Chính quyền thành phố đã phải...
Với vị trí quan trọng ở vùng Bắc Trung Bộ, hội tụ đầy đủ tiềm năng du lịch mang đặc trưng của cả ba vùng:...
Tại tỉnh Thanh Hóa, trưa nay (6/8) nhà chức trách địa phương cho biết, sau khi xác nhận địa bàn có bệnh nhân...
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá đã gửi 14 mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm Covid-19 ra Viện Vệ sinh dịch...
Chiều ngày 5/7, trong lúc đi mò trai cùng với 5 người khác tại hồ Yên Mỹ (huyện Nông Cống, Thanh Hóa), 1 học...
Trong cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, không thể...
Trước tình hình số người từ các tỉnh có dịch (những tỉnh có nguy cơ cao và nguy cơ) vào Thanh Hóa có xu hướng...
Theo tin từ Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, đơn vị này vừa ký văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, đề...