Đối với người Tây Nguyên, cái chết không phải là sự kết thúc, mà là sự trở về núi rừng, nơi con người sinh ra. Sau khi chết, linh hồn cứ lẩn quẩn gần nơi chôn, lưu luyến với cuộc sống dương thế. Người thân hàng ngày phải mang cơm nước đến, quét dọn nhà mả, gọi là thời kỳ giữ mả. Chỉ sau khi lễ bỏ mả diễn ra, linh hồn được siêu thoát, không còn lưu luyến với cuộc sống trước đây thì người sống cũng yên tâm trở về làm ăn, không còn lo lắng hồn ma quấy phá dương gian.
Khu nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên được xây dựng trong rừng; có mái nhà, tường… người sống sẽ để toàn bộ vật dụng mà người chết đã từng dùng trong đó. Đây còn gọi là tục chia của cho người chết. Bởi theo quan niệm của người Tây Nguyên, người chết sẽ có cuộc sống riêng, phải trải qua 7 kiếp luân hồi để được trở về làm người nên nhà mồ được chăm chút rất cẩn thận.
Nhà mồ được xây dựng tập thể, người già nhiều kinh nghiệm thì chịu trách nhiệm trang trí mỹ thuật, còn thanh niên trai tráng thì dựng cột và làm những việc nặng nhọc. Khi đo đạc làm nhà mồ, người ta không dùng thước mà dùng những đơn vị cơ thể người, ví dụ: 1 hapa (một sải tay), 1 hlok (1 cánh tay), 1 hagan (1 bàn tay)…Đây cũng là một nét độc đáo trong kiến trúc dân gian Tây Nguyên.
Nhà mồ thường được dựng trong rừng, mang dáng vẻ kỳ bí. Ảnh: Hanoimoi
Kỹ thuật dựng nhà mồ hoàn toàn thô sơ, chỉ có hệ thống kết nối bằng gá, buộc chứ không có hệ thống kèo, mộng. Vật liệu thì chỉ có gỗ, nứa, lá mà không dùng gạch; công cụ xây dựng thì chỉ có dao, rìu mà không dùng cưa. Chính điều đó đã tạo cho nhà mồ một dáng vẻ nguyên sơ, mộc mạc.
Xung quanh nhà mồ là một hàng rào có trang trí những bức tượng gỗ. Xưa kia, loại gỗ đẽo các bức tượng nhà mồ thường là các loại gỗ quý như gỗ hương, cà chit…Sau này, cây gạo được nhiều gia đình lựa chọn để thay thế. Sau khi chọn được gỗ, chủ hộ và những nghệ nhân tạc tượng sẽ di chuyển chúng lên gần nhà mồ để thổi hồn cho những khúc gỗ vô tri vô giác thành những bức tượng gỗ sống động đầy cảm xúc.
Nhiều sắc thái của tượng nhà mồ. Ảnh: Baogialai
Tượng được gọt đẽo thô sơ, giản lược trong đường nét, có tính gợi tả chứ không cặn kẽ, chi tiết, song lại hết sức sống động. Những bức tượng gỗ có nội dung hết sức phong phú, đa dạng; phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc sống của người Tây Nguyên, trở thành những pho sử sống động có giá trị thẩm mỹ và khoa học. Đó là hình ảnh một người phụ nữ ôm bụng bầu, mẹ bồng con hay chàng trai cô gái đang giao hoan trong tín ngưỡng phồn thực…
Hiện nay, ở các khu nghĩa địa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, những ngôi mộ được xây bằng bê tông, cốt thép đang dần thay thế những nhà mồ truyền thống. Sự chuyển dịch về tín ngưỡng, tâm linh cũng khiến tượng nhà mồ ngày càng mai một trong đời sống đồng bào Tây Nguyên.
Phạm Dương (tổng hợp)
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...