Làng Cựu thuộc xã Vân Từ (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) từ lâu nổi tiếng với những ngôi biệt thự pha lẫn kiến trúc Việt cổ và Pháp “độc nhất vô nhị”.
Ấn tượng nhất khi bước chân đến là cổng làng được xây kiểu tam quan nhà chùa, vít 2 cửa cạnh tạo một cửa giữa rộng rãi mái vòm. Phía trên có đôi kỳ lân cùng hai con chó giữ cổng, nó giống như một cổng trường thành không phải để ngăn mà để hút người ta vào bên trong.
Làng Cựu nổi tiếng từ thời nước ta còn là thuộc địa của Pháp bởi người làng là thợ may thuộc nhóm “đệ nhất Hà thành”. Cái tài của người làng Cựu đã giúp họ nhanh chóng giàu có và xây những biệt thự nguy nga, đẹp nhất vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ thời bấy giờ.
Những cánh cổng nhà xưa cũ đều không quá cao, cũng không quá thấp. Hoa văn, họa tiết trên đó cũng không quá tây mà cũng không hẳn là của người Việt. Đó là sự pha trộn hài hòa giữa kiến trúc Gô-tích Pháp và Việt cổ.
Mái cổ, cửa bức bàn, cột gỗ lim to, nền nhà tôn cao, sân thấp mà rộng, tòa ngang dãy dọc như ở chốn “tam cung lục viện” là lối kiến trúc đã mê hoặc rất nhiều du khách khi đặt chân tới nơi đây.
Ở làng Cựu, những ngôi nhà hiện đại gần như không có, ngôi nhà cấp bốn kiểu mẫu thời bao cấp cũng khó tìm thấy.
Tất cả những sự pha trộn ấy hiển hiện rõ rệt nửa lạ nửa quen khiến người lạ không khỏi thắc mắc lẫn thán phục.
Nhiều người vẫn còn sinh sống trong những ngôi nhà cổ hơn 100 năm trước, nhưng cũng có một vài biệt thự kiểu Pháp bỏ hoang, vắng chủ. Những ngôi nhà đã bỏ hoang nay đã phủ đầy rêu phong.
Theo lời các cụ cao niên, làng Cựu cổ kính đã có cách đây trên 500 năm, thành hoàng làng là một vị tướng nhà Trần. Vị tướng này không phải quan văn, cũng không phải quan võ mà là tướng dạy hổ. Sinh nghề, tử nghiệp nên vị tướng ấy cuối cùng bị chính con hổ mà mình đang dạy cắn chết. Chỗ hổ tha xác về là mộ vị tướng xấu số ấy. Trên mộ trang trí rất nhiều hình ảnh chúa sơn lâm.
Cùng với đó là những mái nhà còn giữ nguyên được những giá trị và nét cổ kính xưa.
Làng Cựu là một nét đẹp cổ kính của mảnh đất Hà thành, là nơi chúng ta có thể tìm thấy những giá trị truyền thống và đắm mình trong những cảm xúc hoài niệm.
Đi từ đầu đến cuối làng, mỗi con ngõ nhỏ sâu hun hút là mỗi bí mật của kiến trúc. Đường trong ngõ cứ gọi là đá hộp xanh bóng nhẵn, phẳng lì. Thời kỳ vàng son của làng Cựu đã xa lắm rồi, thế nhưng đâu đó ta vẫn luôn cảm nhận được linh hồn nhộn nhịp, phú quý của “làng thợ may đệ nhất Hà thành” này.
Theo danviet.vn
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...