Nước thanh long nguyên chất là loại nước thơm ngon, thanh mát, giúp tăng sức đề kháng cho mọi người. Nghệ nhân ẩm thực Phan Tôn Tuệ Minh, con gái thứ 3 của bà Tôn Nữ Thị Hà, 78 tuổi, nghệ nhân ẩm thực cung đình Huế, vừa công bố món nước ép thanh long có cách làm tiện lợi, nhằm góp phần “giải cứu" nông sản Việt do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Chị Tuệ Minh đã giới thiệu công thức làm nước ép thanh long trước nhiều thực khách và người dân. Rất nhiều người Sài Gòn trầm trồ vì màu sắc của loại nước ép quá đẹp mắt.
Cấp đông thanh long lấy nước
Chị Phan Tôn Tuệ Minh chia sẻ, trong lần công tác tại Ninh Thuận, bản thân chị và gia đình vô cùng bất ngờ trước cách sử dụng trái thanh long của người dân. Vì vậy, công thức làm nước ép thanh long được lấy cảm hứng từ cách làm truyền thống của dân bản địa được chị sáng tạo và nâng cấp để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Công thức làm nước ép chỉ gói gọn trong 4 chữ: “Cấp đông lấy nước”.
Theo đó, thanh long mua về rửa sạch, để ráo. Sau đó bóc vỏ để nguyên ruột, không cắt ra. Ruột thanh long được bọc kín bằng màng thực phẩm để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, sau đó mang đi cấp đông trong tủ lạnh từ 2- 3 ngày.
Sau khi chọn mua những trái thanh long tươi ngon, chúng ta rửa sạch và để ráo, bóc vỏ và để nguyên ruột trái thanh long. Ảnh: Nguyễn Tuấn Mạnh Đức
Khi sử dụng, cắt phần đầu thanh long còn màng bọc, để lộ đáy thịt, sau đó xếp thanh long trên thanh lọc hoặc rổ, phía dưới có tô để hứng nước thanh long nhỏ xuống. Nước sẽ tự chiết ra hết trong vòng 2 - 3 tiếng. Cuối cùng rót ra chai và bảo quản trong tủ mát.
Trước khi cấp đông ruột trái thanh long, chúng ta bọc bằng màng thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh: Nguyễn Tuấn Mạnh Đức
Ướp đông thanh long trong tủ thời gian dài ngày vừa để bảo quản thanh long với số lượng lớn, vừa là quy trình bắt buộc để tạo ra nước ép thanh long tự nhiên.
Cấp đông thanh long có thể bảo quan được ít nhất từ 2 - 3 ngày. Ảnh: Lê Nam
Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với cách dùng màng lọc hay túi vải để ép thịt quả ra nước.
“Thanh Long ép vải bằng cách ngày xưa, đó là cách ép nhanh. Tuy nhiên, nó không cho ra được loại nước nguyên chất như nước cất. Khi mình ép như vậy ruột thanh long sẽ đi theo nên sẽ làm nước của mình đục, cờn cợn bởi thịt thanh long. Còn cách làm này nước thanh long tiết ra một cách tự nhiên cho chúng ra một loại nước rất trong”, chị Tuệ Minh nhận định.
Chị Phan Tôn Tuệ Minh trực tiếp làm món nước ép thanh long và mời mọi người sử dụng. Ảnh: Lê Nam
Việc kết hợp hai loại thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng theo tỉ lệ được bà Tuệ Minh nghiên cứu sẽ cho ra loại nước ép thanh long có màu đỏ tươi bắt mắt. Tỉ lệ này vừa đảm bảo được hương vị của thức uống, vừa tiết kiệm được nguyên liệu thanh long ruột đỏ vốn được trồng ít hơn và có giá cao hơn thanh long ruột trắng.
Thanh Long Ninh Thuận được thu mua và bóc vỏ với số lượng lớn trước khi ướp đông. Ảnh: Lê Nam
“Bằng cách kết hợp thanh long ruột trắng và ruột đỏ theo tỉ lệ 10%. Có nghĩa rằng cứ 10 trái thanh long màu trắng chúng ta sẽ dùng 1 trái thanh long màu đỏ. Hoặc khi mình chiết xuất ra là thanh long màu trắng được 1 lít, thì chúng ta sử dụng 100 ml về thanh long ruột đỏ, hỗn hợp đó sẽ tạo ra màu rất đẹp”, chị Tuệ Minh bật mí.
Nước thanh long tự chiết ra hết trong vòng 2 -3 tiếng. Sau đó, rót ra chai và bảo quản trong tủ mát. Ảnh: Nguyễn Tuấn Mạnh Đức
Bà Tôn Nữ Thị Hà, nay đã 78 tuổi, là nghệ nhân ẩm thực cung đình Huế trực tiếp bay vào Sài Gòn xem con gái chế biến nước ép thanh long.
“Ép nước thanh long theo phương pháp cổ truyền để ra một chất nước uống rất bổ. Người xưa đã làm nhiều rồi nhưng bị quên lãng vì quả thanh long được trồng nhiều quá nên cảm thấy bình thường”, bà nói thời của bà rất quý loại quả này.
Như một chai nước phép thuật
Đó là cảm nhận của Nam Anh, 19 tuổi (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) khi thấy chai nước ép thanh long được nghệ nhân ẩm thực xứ Huế mời dùng. “Hương vị rất tươi mát, giống như mình vừa được uống chiết xuất tự nhiên mà tại chỗ luôn. Nước thanh long màu đỏ tươi, được đựng trong chai thủy tinh có nắp đậy vô cùng đẹp mắt, rất giống một chai nước phép thuật”, Nam Anh nói.
“Nếu không tận mắt chứng kiến, tôi còn nghĩ rằng chai nước này được pha từ một loại siro hay hương liệu nào đó vì màu sắc quá bắt mắt”, anh Trần Việt Phương, travel blogger – chủ kênh YouTube Yêu máy bay, trầm trồ.
Quang Diễn và Nam Anh (Q.2, TP.HCM) thích thú với loại nước ép thanh long. Ảnh: Lê Nam
Quốc Anh, 19 tuổi, sinh viên năm 1 bày tỏ: “Mình cảm thấy hương vị của nước ép thanh long rất tươi mát và mới lạ. Không những có vị tươi mát mà màu sắc rất sặc sỡ, mang đến cảm giác thèm muốn cho người uống. Bình thường mình hay uống nước ép dưa hấu hoặc nước ép xoài cũng rất ngon, nhưng vị ở đây rất khác biệt, vô cùng tươi mát”.
Trong khi đó, chị Hồng Hoa (Q.2, TP.HCM) nói: “Từ trước tới giờ chưa từng được uống nước ép thanh long, hôm nay mình mới được khám phá. Mà nó không khó uống, vị rất ngon, khi mình uống cảm giác rất nhiều vitamin”.
Nước ép thanh long đẹp mắt, thu hút sự chú ý của nhiều người. Ảnh: Lê Nam
Bên cạnh món bánh mì thanh long đẹp mắt của vua bánh mì Kao Siêu Lực gây sốt, món nước ép thanh long với cách làm đơn giản, màu sắc và hình thức bắt mắt của nghệ nhân ẩm thực Phan Tôn Tuệ Minh hứa hẹn cũng sẽ thu hút đông đảo nhu cầu sử dụng của mọi người.
Theo thanhnien.vn
Quần thể Di tích Cố đô Huế tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn rộng với nhiều...
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn...
Tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí tham quan đối với công dân Việt Nam khi tham quan các điểm di tích thuộc Quần...
Trong 2 ngày 26 và 27/7, Chương trình Trại hè Việt Nam 2022 tổ chức một số hoạt động tại thành phố Huế, tỉnh...
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có...
Ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hợp tác, xúc tiến khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế bằng...
Tối 30/6 tại Cồn Dã Viên, đêm gala giã bạn “Chào Huế!" khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022 - “Di...
Tuần lễ Festival Huế 2022 chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong...
Tối ngày 27/6, trong không gian di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Phú Diên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên...
Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ 25 đến 30/6 đang mang đến cho cộng đồng, du khách những trải nghiệm thú...
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival Huế 2022, tối 23/6, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế,...
Festival Huế 2022 được tổ chức với nhiều chương trình, hoạt động mang tầm quốc gia, quốc tế, dự kiến thu hút...