Tin tức

Phát triển du lịch biển, đảo: Điểm nhấn trong thực hiện Nghị quyết ở Quảng Ngãi

14:40 - 21/10/2020
Ngành "công nghiệp không khói” này đã đóng góp vào ngân sách địa phương mỗi năm cả ngàn tỷ đồng.

Trong chiến lược phát triển của địa phương, tỉnh Quảng Ngãi xác định khai thác thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó việc đánh bắt hải sản theo hướng hiện đại hóa, bền vững gắn liền với bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ trọng tâm. 

Năm 2015, Tỉnh ủy Quảng Ngãi ban hành Nghị quyết 01 xác định 4 trụ cột trong phát triển kinh tế biển, đảo, gồm: Xây dựng, phát triển Khu Kinh tế Dung Quất và các khu đô thị ven biển; Phát triển mạnh nuôi trồng, chế biến sản phẩm từ biển; Khai thác tài nguyên biển, vận tải biển, dịch vụ biển, cảng biển; Phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo, xây dựng Lý Sơn thành huyện đảo mạnh về kinh tế du lịch và thủy sản... Sau 5 năm nhìn lại, tỉnh Quảng Ngãi đã tạo được bước chuyển mạnh mẽ về phát triển kinh tế biển. 

Ngư dân Quảng Ngãi mạnh dạn đóng tàu to máy lớn vươn khơi

Mùa biển động, các chủ tàu cá tranh thủ đưa phương tiện lên triền đà để sửa chữa sau một năm hoạt động. Cũng vì thời tiết ngày càng cực đoan, nguy cơ rủi ro cao nên ngư dân ngại ra khơi. Thế nhưng, nhiều ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi vẫn tìm cách làm giàu từ biển. Người dân làng chài Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bám biển quanh năm. Ngư dân Nguyễn Văn Tám chia sẻ, bất kể mùa nào, hễ trời yên, biển lặng là ra khơi đánh bắt hải sản. Thời tiết thuận lợi thì bám biển dài ngày, còn khi có bão thì điều tàu về bờ hoặc tránh hướng di chuyển của bão.

Còn ngư dân Lê Nô, chủ tàu cá QNg– 92602TS, xã Nghĩa An, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cũng mạnh dạn đầu tư tàu to máy lớn để vươn khơi: "Đóng tàu lớn thì giờ mình dễ vươn khơi hơn ghe nhỏ trước nên làm ăn cũng rất đạt. Nếu không có tàu Nghị định 67 thì không dám vươn khơi. Nói chung giờ có tàu lớn thì mình vươn khơi được, nhờ ghe to thuyền lớn làm ăn được, bạn bè kiếm ăn được".

Kinh tế biển đảo Quảng Ngãi đóng góp lớn vào ngân sách

Những năm qua, Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đảo tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020” đã tạo thuận lợi cho các địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thủy sản; khuyến khích, hỗ trợ ngư dân đóng mới, cải hoán tàu thuyền công suất lớn khai thác ở vùng biển xa... 

Tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng 3 khu neo đậu tránh trú bão, 3 công trình hạ tầng nuôi trồng thủy sản, 16 nhà máy chế biến thủy sản và 24 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền. Bên cạnh kết cấu hạ tầng khu vực ven biển từng bước được hoàn thiện, điểm nhấn sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 01 của tỉnh Quảng Ngãi là phát triển du lịch biển, đảo. Ngành "công nghiệp không khói” này đã đóng góp vào ngân sách địa phương mỗi năm cả ngàn tỷ đồng.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi, dọc bờ biển trên địa bàn tỉnh có 3 vùng quy hoạch lớn, gồm: Khu Kinh tế Dung Quất chủ yếu phát triển cụm cảng, công nghiệp, đô thị và dịch vụ; Khu vực TP.Quảng Ngãi tập trung phát triển đô thị, du lịch; Khu phát triển nghề cá và các dịch vụ hậu cần nghề cá.

Ông Nguyễn Phong, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Hiện nay tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 tỉnh giao cho chúng tôi là 23,1%, chúng tôi đã đạt được 24,2% rồi, đến khi kết thúc nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết thì chúng tôi vượt hơn Nghị quyết. Ở đây nhờ sự phát triển của khu công nghiệp Viship, nhờ sự phát triển của Hòa Phát, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, tạo nguồn lực, người dân tập trung, công nhân tập trung vì lương cao, tập trung về đây để phát triển đô thị ven biển này".

Bờ biển Quảng Ngãi hoang sơ

Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi xác định, xây dựng Lý Sơn thành huyện đảo mạnh về kinh tế du lịch và thủy sản. Trong đó, xác định lợi thế của địa phương là: Nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản, gắn với bảo tồn biển đảo. Thực hiện mục tiêu này, kết cấu hạ tầng huyện đảo Lý Sơn đã ngày càng hoàn thiện. Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch HĐND huyện Lý Sơn nói rằng, huyện đảo Lý Sơn thực hiện khá tốt việc bảo tồn biển gắn với tạo sinh kế cho người dân trong vùng.

"Khi quy hoạch bảo tồn biển ở Lý Sơn thì mang lại lợi ích rất nhiều. Vì Lý Sơn ngoài các di tích, danh lam thắng cảnh thì văn hóa biển đối với Lý Sơn cũng rất chi là quan trọng. Khi bảo tồn được cái này thì nó có nhu cầu rất lớn với du khách. Rõ ràng khi san hô được bảo tồn thì điều kiện để người dân khi có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề thì họ thực hiện được"- Chủ tịch HĐND huyện Lý Sơn cho biết. 

Cầu Cổ Lũy nối đôi bờ sông Trà Khúc vừa khánh thành trên tuyến đường ven biển tỉnh Quảng Ngãi

Ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nhìn nhận, qua gần 5 năm thực hiện Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi, kết cấu hạ tầng khu vực ven biển, đảo đã từng bước đầu tư nâng cấp, mở rộng đồng bộ, hiện đại theo hướng gắn phát triển công nghiệp với chuỗi đô thị, dịch vụ - du lịch; quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được chú trọng; quốc phòng an ninh trên biển được tăng cường; đời sống nhân dân vùng biển, đảo được cải thiện đáng kể... góp phần tạo động lực phát triển kinh tế biển, đảo nói riêng; kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung.

Ông Đặng Văn Minh khẳng định: "Nhìn tổng thể thì phải nói rằng, kinh tế biển đảo của tỉnh Quảng Ngãi trong nhiệm kỳ vừa qua đã có đóng góp rất lớn vào ngân sách và tạo điều kiện công ăn việc làm cũng như giải quyết thu nhập cho người dân. Đặc biệt là người dân vươn khơi bám biển. Cơ sở hạ tầng nghề cá để phục vụ cho chế biến sâu. Từ đó, tạo công ăn việc làm cho bà con và tạo doanh thu cho tỉnh Quảng Ngãi ngày càng lớn hơn". 

Đến nay, kinh tế biển tỉnh Quảng Ngãi từng bước hiện đại hóa. Tuy vậy, quy mô kinh tế biển của địa phương còn nhỏ; phát triển thủy sản chủ yếu dựa vào đánh bắt, chưa gắn với bảo tồn, phát triển; nuôi trồng thủy sản còn nhỏ lẻ, manh mún; ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường của cộng đồng dân cư còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, sự phát triển công nghiệp ven biển đã ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân… Bà Bùi thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung phát triển thủy sản toàn diện, bền vững trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là một nét văn hóa biển Quảng Ngãi

"Chúng tôi có 130km bờ biển mà hầu hết đều còn hoang sơ chưa được khai thác. Cho nên chúng tôi sẽ phát triển du lịch biển để tạo sự liên kết với Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung cũng rất là cần thiết. Vùng đồng bằng ven biển chưa tạo động lực, đang thiếu những hạ tầng có tính chất kết nối như là “xương cá” giữa các đơn vị. Trong Quy hoạch tĩnh nhiệm kỳ tới, chúng tôi xác định mở rộng không gian này lên"- Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho hay.

Từ nay đến năm 2025, tỉnh Quảng Ngãi Ngãi xác định tiếp tục cải hoán, đóng mới tàu có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại để khai thác xa bờ; Cơ cấu lại tàu thuyền, ngành nghề phù hợp với các vùng biển, tuyến biển, môi trường tự nhiên, nguồn lợi thủy sản; Nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang tính tận diệt; Đẩy mạnh phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản; Củng cố, phát triển các mô hình hợp tác trong đánh bắt hải sản. Khuyến khích nuôi trồng các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao… Mục tiêu hướng đến là phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao./.

Theo VOV.VN

Tin tức liên quan

Chính thức phát động cuộc thi giải toán trên máy tính bằng hình thức online
Chính thức phát động cuộc thi giải toán trên máy tính bằng hình thức online

10/11/2024

Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...

Tưng bừng giải Vô địch cờ vua trẻ xuất sắc Quốc gia năm 2024 tranh cúp GIGA GIFT
Tưng bừng giải Vô địch cờ vua trẻ xuất sắc Quốc gia năm 2024 tranh cúp GIGA GIFT

06/07/2024

Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...

Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz
Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz

06/11/2023

Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...

Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?
Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?

09/10/2023

Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...

Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

19/03/2023

Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...

Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

18/03/2023

Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...

Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc
Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc

17/03/2019

“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...

Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội
Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội

22/02/2023

Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.

Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023
Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023

20/02/2023

Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...

Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia
Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia

31/03/2019

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...

Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

14/02/2023

Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...

Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria
Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria

10/02/2023

Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...