1. "Black Sheep" (Đạo diễn: Ed Perkins)
"Black Sheep" nói về những cố gắng của một thiếu niên da đen để lọt vào được một cộng đồng phân biệt chủng tộc da trắng ở ngoại ô London. Phim phỏng vấn Cornelius Walker khi cậu bé lớn lên và nhớ lại chặng đường dài mà cậu đã phải đi để vượt qua những khó khăn.
Mọi chuyện bắt đầu xảy ra vào ngày 27/11/2000, khi Damilola Taylor bị giết trong vụ án được nhắc tới nhiều nhất ở nước Anh. Damilola 11 tuổi, cùng tuổi với Cornelius. Cậu bé sống cách nhà Cornelius 5 phút đi bộ. Cậu bé có cùng màu da. Mẹ của Cornelius lo sợ cho an toàn của con mình, đã chuyển nhà ra khỏi London. Và thế là Cornelius đột nhiên rơi vào giữa một cộng đồng da trắng chịu ảnh hưởng của một băng đảng da trắng phân biệt chủng tộc.
Cornelius nhanh chóng trở thành mục tiêu trêu chòng, tấn công cả bằng chân tay, bằng lời nói. Nhưng thay vì chống trả, cậu bé quyết định làm cho mình giống với những người tấn công cậu. Cậu mặc đồ giống, cậu đổi giọng giống, cậu duỗi tóc và đeo kính áp tròng xanh. Thậm chí cậu còn tẩy da với hy vọng có được làn da trắng.
Băng đảng da trắng trở thành gia đình cậu và bảo vệ cậu. Đổi lại, Cornelius bắt đầu chìm trong bạo lực và thù hận, rồi vật vã tìm cách hòa hợp trở lại với danh tính thật của mình. Quay tại nơi mà hiện thực diễn ra trước đó 15 năm, 'Black Sheep' xóa nhòa ranh giới giữa phim tài liệu và phim truyện để nêu ra những vấn đề khó, nhưng rất có tính thời sự về chủng tộc và danh tính. Ai quyết định điều khiến chúng ta là chúng ta? Và những thỏa hiệp nào mà chúng ta sẵn sàng chấp nhận để được chấp nhận vào một nơi nào đó?
2. "End Game" (Đạo diễn:Jeffrey Friedman và Rob Epstein)
"End Game" có lối kể chuyện thẳng thừng không né tránh. Phim nói về việc chăm sóc giảm nhẹ cho những người ốm sắp chết. Những người này sẽ quyết định họ muốn chết như thế nào trước khi hết cơ hội nán lại với cuộc đời.
“End Game” pha trộn ba câu chuyện của những người thực hành y tế nơi ranh giới của sự sống và cái chết. Với hầu hết mọi người, chữ “viện chăm sóc đặc biệt” và “chăm sóc giảm nhẹ” mang ý nghĩa về cái chết. Nhưng với nhóm nhân vật trong phim, họ nhìn nhận một cách khác. Họ tận tậm chăm sóc những người sắp chết, cố gắng làm thay đổi cách chúng ta nghĩ về cái chết và cách chúng ta chọn lựa cuộc sống khi cái chết cận kề. Sự tận tâm ấy thấy được rất rõ qua cách họ tương tác với những người bệnh sắp chết. Những khoảnh khắc gần gũi, xúc động giữa những người chăm sóc, người bệnh và gia đình người bệnh tạo nên sức hút của bộ phim.
3. "Lifeboat" (Đạo diễn: Skye Fitzgerald)
"Lifeboat" là một phần của bộ ba phim ngắn của Skye Fitzgerald về những người tị nạn. Trong phim, Fitzgerald đi tìm đáp án cho câu hỏi, vì sao mọi người lại mạo hiểm cuọc sống trên những chiếc thuyền chật kín người?
Trong môi trường chính trị ngày càng ác cảm với người tị nạn, bộ phim là tiếng nói quan trọng ủng hộ tìm kiếm những giải pháp chấm dứt tình cảnh đau thương của số phận con người.
Với nguồn lực ít ỏi nhưng bằng niềm tin chắc chắn rằng xã hội dân sự phải can thiệp, một nhóm tình nguyện viên thuộc tổ chức phi lợi nhuận của Đức đã đối diện với sóng dữ cứu thoát những người tị nạn chen chúc trên những chiếc thuyền sắp chìm.
4. "A Night at the Garden" (Đạo diễn Marshall Curry)
"A Night at the Garden" dựng từ các hình ảnh chưa từng thấy về một cuộc mitting ủng hộ Đức quốc xã ở Madison Square Gardens tại New York năm 1939.
Cuộc mittinh có sự tham dự của 22 nghìn người Mỹ lúc bấy giờ. Những hình ảnh về cuộc mitting này sau đó đã bị lãng quên trong lịch sử nước Mỹ và không mấy ai còn nhớ đến. Đạo diễn ba lần được đề cử Oscar Marshall Curry đã sử dụng những thước phim gây sốc để sản xuất bộ phim mà ông cho là ngày nay vẫn giữ nguyên tính thời sự.
5. "Period. End of Sentence" (Đạo diễn: Rayka Zehtabchi)
Bộ phim đi tìm lý do vì sao giáo dục về kinh nguyệt của nữ giới ở nông thôn Ấn độ vẫn là điều cấm kị và một nhóm cộng đồng đã làm thế nào để sản xuất được băng vệ sinh cho phụ nữ nông thôn.
Đạo diễn Rayka Zehtabchi cho biết, cô chưa bao giờ nghe nói tới vấn đề này cho tới khi được nghe một nhóm học sinh nữ ở Mỹ kể về chuyện đó và cảm thấy kinh hoàng không hiểu vì sao thế giới năm 2019 mà vẫn còn những chuyện như thế xảy ra? Nhóm học sinh nữ này được coi như các nhà sản xuất của bộ phim.
Ngày 24/2/2019, lễ trao giải Oscar lần thứ 91 sẽ diễn ra tại nhà hát Dolby Theatre, Hollywood, Mỹ vào lúc 8 giờ ngày 25.2 (theo giờ VN) và được phát sóng trên kênh truyền hình Mỹ ABC.
Lương Anh (Reuters)
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...