Tin tức

Phim Việt "phập phù" chất lượng vì yếu nhân lực

09:04 - 15/11/2019
Thị trường điện ảnh Việt Nam phát triển mạnh nhưng phim Việt vẫn chưa ổn định chất lượng, khó cạnh tranh, gây mất niềm tin nơi khán giả

Số lượng phim Việt ngày càng tăng nhưng chất lượng không "đuổi kịp" tốc độ phát triển đang là thực trạng đáng lo ngại hiện nay. Nhiều người trong giới cho rằng ngoài những nguyên nhân khách quan, phim Việt bị chê nhiều là do thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp, giỏi nghề.

Chưa có tác phẩm chỉn chu

Từ đầu năm 2019 đến nay, khán giả được thưởng thức hơn 30 phim Việt nhưng số được công chúng quan tâm chỉ khoảng 10 phim. Đa phần các phim được khán giả bàn tán sôi nổi, đạt doanh thu cao tập trung ở giai đoạn nửa đầu năm 2019, gồm: "Hai Phượng", "Cua lại vợ bầu", "Trạng Quỳnh", "Lật mặt: Nhà có khách", "Vu quy đại náo"… Dù đạt doanh thu cao nhưng các phim này vẫn chưa được xem là tác phẩm chỉn chu. Phim "Hai Phượng" của đạo diễn Lê Văn Kiệt do Ngô Thanh Vân đóng chính, doanh thu hơn 200 tỉ đồng (tính cả thị trường trong nước và quốc tế), khá nhất về mặt chất lượng so với các phim trên, cũng bộc lộ nhiều yếu kém. Trong đó, "Hai Phượng" bị chê nhiều nhất là kịch bản thiếu thuyết phục, nhiều tình tiết vô lý, tình huống khiên cưỡng. Hàng loạt phim ngôn tình, học đường, kỳ ảo ra mắt gần đây thiếu sức hút như: "Thật tuyệt vời khi ở bên em", "Tìm chồng cho mẹ", "Cậu chủ ma cà rồng", "Siêu quậy có bầu", "Bắc kim thang", "Pháp sư mù"…

Giới chuyên môn lo lắng liên hoan phim Việt Nam sắp diễn ra khó tìm được tác phẩm xứng đáng nhận giải Bông sen vàng, vì trong số dự tranh giải đã ra rạp chưa thấy phim nào đạt chuẩn mực chỉn chu về chuyên môn, chưa nói đến nội dung chuyển tải. Nhiều người trong giới cho rằng nguyên nhân sâu xa khiến chất lượng phim Việt không ổn định, làm khán giả mất dần niềm tin là do nguồn nhân lực yếu kém. Điện ảnh Việt lâu nay rơi vào tình trạng thiếu nhân lực chuyên nghiệp, không đồng bộ được các khâu từ đạo diễn, biên kịch, quay phim, thiết kế mỹ thuật, hóa trang… Nguồn nhân lực yếu kém dẫn đến chất lượng phim không bảo đảm. Biên kịch Thanh Hương cho rằng một ê-kíp giỏi đồng bộ sẽ cho ra siêu phẩm và ngược lại.

"Chúng ta thiếu nhân lực cả về chất và lượng ở nhiều khâu nên nếu muốn tăng số lượng phim, sẽ gặp không ít khó khăn. Lực lượng tay nghề cao đã kín lịch làm việc cả năm. Nguồn đào tạo trong nước hiện chưa có cơ sở nào đủ khiến nhà làm phim yên tâm sử dụng" - đạo diễn Võ Thanh Hòa xác định.

Phim Việt phập phù chất lượng vì yếu nhân lực - Ảnh 1.Cảnh trong phim “Hai Phượng” - một trong những phim ứng viên cho giải Bông sen vàng Liên hoan Phim Việt Nam sắp tới nhưng đầy lỗi chuyên môn. (Ảnh do nhà phát hành cung cấp)

Lực lượng như chiếc áo vá

Hiện tại, Việt Nam có 2 cơ sở đào tạo nhân lực điện ảnh chính quy là Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội và Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM. Ngoài nguồn này, nhân lực điện ảnh Việt được bổ sung qua những khóa đào tạo ngắn hạn ở các công ty, trường tư nhân khác. Một số là du học sinh tự túc, sau khi tốt nghiệp trở về tham gia điện ảnh bên cạnh các nghệ sĩ Việt kiều hồi hương. Bên cạnh đó còn có từ những lĩnh vực nghệ thuật khác chuyển sang làm điện ảnh và nguồn nhân lực tay ngang, tự học nghề từ thực tiễn. Nhân lực điện ảnh như chiếc áo vá chằng vá đụp.

Theo số liệu thống kê của Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM, từ năm 2015 đến 2018, có 65 sinh viên Khoa Đạo diễn điện ảnh - truyền hình tốt nghiệp, 14 sinh viên Khoa Thiết kế mỹ thuật sân khấu - điện ảnh thuộc hệ cao đẳng tốt nghiệp, 21 sinh viên Khoa Quay phim thuộc hệ cao đẳng tốt nghiệp. Học về điện ảnh nhưng có thể trụ được với nghề sau khi ra trường hay không lại là chuyện khác. Số lượng ít ỏi trên lại tiếp tục giảm mạnh theo năm tháng do sự đào thải của nghề. Thị trường điện ảnh Việt phải chấp nhận một số lượng lớn tác phẩm đầu tay, tác phẩm làm vội theo thị hiếu hoặc tác phẩm nghệ thuật thực hiện nhiều năm mới có cơ hội ra rạp. Vì thế, chất lượng phim cứ "phập phù" theo ê-kíp thực hiện ra nó. Thậm chí, nhiều phim trong đó một cá nhân phải đảm nhận từ biên kịch, đạo diễn, diễn viên cho đến nhà sản xuất, ôm đồm nhiều vai trò như vậy làm sao có thể tạo ra được tác phẩm hay?

"Một sản phẩm, nhất là sản phẩm văn hóa, được làm ra, yếu tố quan trọng nhất là con người rồi mới đến phương tiện. Vấn đề đào tạo nhân lực điện ảnh nói riêng và nghệ thuật nói chung của nước ta vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành. Số lượng người vì đam mê tự bỏ tiền du học không nhiều. Thêm vào đó, một mình họ du học cũng không ăn thua bởi những khâu khác không đồng bộ. Một ê-kíp thiếu đồng bộ sẽ khó có sản phẩm hay" - nhà báo Cát Vũ khẳng định.

Có nhiều giải pháp cho vấn đề nhân lực điện ảnh được đưa ra, như đưa sinh viên ra nước ngoài học tập, tương tự cách làm của Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan; đầu tư tốt vào trường đào tạo chính quy trong nước, mời chuyên gia nước ngoài sang giảng dạy, liên kết với các công ty sản xuất tư nhân để giúp sinh viên vừa học vừa hành… Tuy nhiên, vẫn chưa thấy cơ quan quản lý tầm vĩ mô có sự chuyển biến tích cực cho vấn đề nguồn nhân lực điện ảnh. 

Theo nld.com.vn


Tin tức liên quan

Chính thức phát động cuộc thi giải toán trên máy tính bằng hình thức online
Chính thức phát động cuộc thi giải toán trên máy tính bằng hình thức online

10/11/2024

Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...

Tưng bừng giải Vô địch cờ vua trẻ xuất sắc Quốc gia năm 2024 tranh cúp GIGA GIFT
Tưng bừng giải Vô địch cờ vua trẻ xuất sắc Quốc gia năm 2024 tranh cúp GIGA GIFT

06/07/2024

Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...

Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz
Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz

06/11/2023

Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...

Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?
Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?

09/10/2023

Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...

Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

19/03/2023

Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...

Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

18/03/2023

Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...

Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc
Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc

17/03/2019

“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...

Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội
Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội

22/02/2023

Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.

Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023
Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023

20/02/2023

Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...

Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia
Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia

31/03/2019

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...

Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

14/02/2023

Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...

Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria
Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria

10/02/2023

Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...