Ông M. Henri là một người Pháp yêu mến Lào Cai tới mức mỗi năm ông đều trở lại và sống ở Si Ma Cai một thời gian ngắn, nhưng là các khoảng thời gian khác nhau trong năm để có thể hình dung đủ những vận động tự nhiên của thời thế khiến Si Ma Cai dù có khám phá kỳ công vẫn chưa lộ hết những bí mật. Ông nói: “Si Ma Cai không có cảm giác xa lạ với tôi, cảm giác tuy là rừng núi mà nơi này không hoang vu và dễ lãng quên. Phải gọi nó là phố núi mới phải”.
Henri là khách du lịch mà tôi gặp ở khu vực Dinh Hoàng A Tưởng, dinh thự cổ của một thổ ty Bắc Hà xây theo kiến trúc Pháp còn lại hiện là hình ảnh đặc trưng của vùng đầu nguồn sông Chảy. Nguyên nhân để Si Ma Cai bị chìm khuất sau cái tên cao nguyên trắng Bắc Hà là huyện Si Ma Cai tuy là vùng đất cổ xưa nhưng được sáp nhập vào Bắc Hà và chia tách nhiều lần về cơ chế quản lý hành chính. Sau đó, Si Ma Cai mới chỉ tái lập vào năm 2000, từ đó mới có thể độc lập định hướng con đường phát triển kinh tế - xã hội trên nền tảng văn hóa của riêng mình.
Hiện nay, dấu tích của miền đất cổ Si Ma Cai rõ nét nhất là việc còn lại khu chợ ngựa sầm uất ở xã Cán Cấu. Chợ gia súc lớn này nổi tiếng và có cái “duyên buôn bán” tới mức toàn bộ các trại giống trâu, bò, ngựa của toàn miền Bắc đều đổ hàng về đây rồi lại phân phối đi khắp nơi. Từ mảnh đất văn hóa sản sinh ra những vùng dân cư đông đúc có trao đổi hàng hóa mang tính thương mại, đó là Si Ma Cai.
Chợ gia súc Cán Cấu đã tồn tại rất lâu đời. Ảnh: TTH
Theo những người già sống lâu tại vùng Si Ma Cai, chợ ngựa Cán Cấu đã tồn tại hơn trăm năm. Ban đầu, khi các dòng họ giàu có trong vùng nuôi dưỡng nhiều ngựa thồ và thường tuyển chọn loại ngựa tốt có thể đi đường núi. Họ trao đổi và mua bán ngựa tại Bắc Hà, ngoài ra, còn sưu tầm những con ngựa quý như một thú chơi giàu có và phong lưu của miền rừng. Các thương lái và nài ngựa cũng tuyển chọn ngựa tốt từ khắp nơi và mỗi phiên chợ, họ thường tổ chức đua ngựa chọn ra con đẹp mã, khỏe, chạy nước rút, chạy đường trường tốt nhất, bán được giá nhất. Từ đó mới thành lệ và dần hình thành hội đua ngựa, một sản phẩm du lịch mà không nơi nào có được.
Qua nhiều biến thiên của lịch sử, khu phố cũ của Si Ma Cai bây giờ hoang phế và trung tâm của khu vực này hiện còn lại nền móng của một ngôi đền cổ. Công trình đổ nát và hoang phế nhưng vẫn được người dân thờ cúng. Họ truyền miệng với nhau, ngôi đền thờ được xây dựng cách đây 200 năm do một phú hộ họ Nùng sinh cư lâu đời trên đất này dựng lên. Ngôi đền có tường bao rất dày bằng gạch mộc để chống tên bay, đạn lạc, giặc giã, nhiễu loạn ở gần biên giới. Thậm chí là đền đã từng bị phá rồi xây lại. Người dân vẫn mang trong mình niềm sùng tín cho rằng, vị anh hùng được thờ trong đền nhất định là danh tướng trấn ải, giữ yên bờ cõi và dẹp loạn lạc, vỗ yên dân chúng. Cầu nguyện cho sự bình yên và cuộc sống an lành cũng chính là mong muốn và hy vọng của bất cứ thời đại nào, vì vậy mà ngôi đền không khi nào ngớt hương khói.
Gần đây, con đường du lịch từ Lào Cai qua Hà Giang, đi qua các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai nhộn nhịp hơn hẳn. Không phủ nhận việc hạ tầng giao thông đã góp phần xúc tiến du lịch miền núi. Đó cũng là mục tiêu của đề án gắn việc xây dựng nông thôn mới với phát triển du lịch của Tổng cục Du lịch Việt Nam triển khai trong năm 2019. Đề án đề cao vai trò và sự đáp ứng của các địa phương có đường giao thông thuận tiện được mở ra hoặc được gia cố, tu sửa nhằm mục tiêu mở rộng không gian du lịch và kết nối văn hóa giữa các vùng. Điều quan trọng là đề án chỉ có thể thực hiện ở những nơi mật độ các địa danh du lịch nối tiếp trong một chỉnh thể nhất định phù hợp với tuyến hành trình khám phá văn hóa và cảnh quan. Sản phẩm du lịch ở đó độc đáo, rõ nét. Và Si Ma Cai là một trường hợp như thế.
Men rượu hồng mi cũng là một nét riêng của vùng núi Si Ma Cai. Nơi này có một loại cây rừng mà người Mông, người Dao, người Tày ở địa phương hái để nấu rượu, thường gọi là cây hồng mi. Loại rượu nấu bằng men hồng mi đậm vị, thơm mùi lá rừng và phần nào gợi lên cả thiên lịch sử về vùng đất cổ này khiến du khách rất thích thú. Khu vực chợ huyện Si Ma Cai – nơi đông đúc nhất vào các phiên chợ cuối tuần vẫn còn nguyên không khí của một phiên chợ miền núi cách đây nhiều thập kỉ.
Một vài nhóm nghề thủ công riêng có thể hiện sự khéo léo trong đặc tính, khí chất người dân tộc Mông như nghề đóng giày, cắt tóc, trồng răng, bọc răng vàng, rèn dao... vẫn còn tồn tại ở những phiên chợ. Cạnh đó, một đồn bốt của Pháp trước đây vẫn còn dấu tích chứng tỏ con đường thương mại dùng để vận chuyển buôn bán đặc sản vùng núi đã tồn tại nhiều thập kỉ. Bây giờ, khu vực này thuộc doanh trại của một đồn Biên phòng đóng quân trên biên giới. Cứ thế, lớp lớp những thay đổi của thời gian chồng lên khiến Si Ma Cai giàu có hơn về văn hóa, nội lực hơn trong phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.
Trương Thúy Hằng, bienphong.com.vn
Festival “Tinh hoa Tây Bắc - Hương sắc Lào Cai” mở rộng năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 28/8, với chủ đề...
Hàng loạt sự kiện du lịch nối tiếp nhau tổ chức rầm rộ ở Lào Cai thời gian qua đã tạo áp lực không nhỏ cho...
Trong kế hoạch phát triển dược liệu gắn với du lịch giai đoạn 2022 – 2025, tỉnh Lào Cai sẽ đẩy mạnh việc xây...
Nhằm phục hồi, phát triển du lịch, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa; tăng cường hợp...
Từ 4 - 9/6 tới, Festival Cao nguyên trắng sẽ diễn ra tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Sa Pa cho biết, trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, Sa Pa đón 98.000 lượt khách tham...
Ngày 23/4, chuỗi lễ hội hấp dẫn mở màn mùa du lịch sôi động nhất trong năm đã được khởi động tại tỉnh biên...
Mùa du lịch sôi động nhất trong năm sẽ được khởi động tại Lào Cai vào cuối tháng 4 này, với nhiều sự kiện...
Dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, “Cao nguyên trắng” Bắc Hà (Lào Cai) thu hút đông đảo khách du lịch ghé...
Rạng sáng nay (2/4), băng giá bất ngờ xuất hiện phủ trắng đỉnh Fansipan. Đúng thời điểm cuối tuần, cũng là...
Từ ngày 1-3/4, thị xã Sa Pa sẽ tổ chức Tuần lễ hội đền Mẫu Thượng Sa Pa năm 2022, với nhiều chuỗi hoạt động...
Vừa mừng vừa lo là tâm trạng phổ biến của cả nhà quản lý lẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lữ hành...