Mục đích của cuộc thi là để khơi dậy nhận thức về tê giác và giải thưởng lớn dành cho người thắng cuộc là một chuyến đi 10 ngày sang Nam Phi vào tháng 6 năm 2020.
Trong chuyến đi này, người thắng cuộc được tham gia khám phá đường mòn hoang dã tại Tỉnh Kwa- Zulu Natal, sau đó là chuyến đi “Trải nghiệm cùng Tê giác” tại Tỉnh Eastern Cape, và được trang bị kiến thức về việc bảo tồn tê giác để giáo dục những người khác khi trở về Việt Nam. Toàn bộ chi phí chuyến đi sẽ được tài trợ bởi hãng hàng không Emirates và Tổ chức Hoang dã Châu Phi (Wilderness Foundation).
Làm thế nào để tham gia? Bước 1: Viết một bài luận dưới dạng bức thư gửi đến một người sử dụng sừng tê giác trong tưởng tượng. Trong thư, bạn phải thuyết phục họ dừng việc sử dụng sừng tê giác và khuyên họ nên giúp đỡ loài tê giác như thế nào. Bước 2: Hãy gửi một đoạn video ngắn của bạn, trong đó tự giới thiệu về bản thân (tên đầy đủ, ngành/ lĩnh vực học tập/ lĩnh vực quan tâm) và cho chúng tôi biết tại sao bạn nên là Người thay đổi Nhận thức về Động vật Hoang dã kế tiếp. (Ví dụ, khi trở về từ Nam Phi, bạn sẽ phát động chương trình/ dự án hay sáng kiến gì tại Việt Nam?) Luật thi: 1. Người tham gia phải là người Việt Nam, trong độ tuổi từ 18 đến 35. 2. Thư phải được viết bằng tiếng Anh, tối đa là 500 từ. 3. Đề nghị viết họ tên đầy đủ, tuổi, và số điện thoại liên lạc khi nộp bài thi. 4. Video ngắn được quay bằng tiếng Anh và không quá 5 phút. 5. Người tham gia phải có trình độ nghe hiểu Tiếng Anh tốt vì chương trình bảo tồn động vật hoang dã ở Nam Phi sẽ diễn ra bằng tiếng Anh. 6. HẠN CHÓT: Phải nộp cả bài luận lẫn video vào địa chỉ email worldrhinoday2019@gmail.com trước ngày 07 tháng 11 năm 2019. Người thắng cuộc sẽ tham dự lễ trao giải tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2019. |
Tê giác là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, phần lớn là do nạn săn trộm bất hợp pháp để cung cấp cho nhu cầu về sản phẩm từ sừng tê giác. Nam Phi là nơi trú ngụ của một số lượng tê giác lớn nhất còn lại trên thế giới với 20.000 con, trong đó có khoảng 2.000 con tê giác đen và khoảng 18.000 tê giác trắng. Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2014, đất nước Nam Phi đã trải qua một cuộc khủng khoảng về nạn săn trộm tê giác khi mà tỷ lệ này tăng theo cấp số nhân lên đến 9000%. Trong những năm gần đây, mặc dù số liệu về nạn săn trộm tê giác có giảm chậm, nhưng vấn nạn này vẫn đang là mối đe dọa sắp xảy ra đối với quần thể tê giác trên thế giới. Theo Kế hoạch Quản lý Chiến lược Tê giác của Nam Phi, Đại sứ quán dự định thông qua giáo dục nỗ lực hạn chế nhu cầu của người tiêu dùng đối với sừng tê tại Việt Nam. |
PV Vietnam Journey
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...