Tấm áo phủ lên công trình cao 50 mét có từ thế kỷ 19 này rộng tới 25.000m2, được làm bằng vải công nghiệp màu bạc ánh xanh có thể tái chế được. Tác phẩm sẽ được trưng bày từ ngày 18/ 9 đến ngày 3/10, với tổng chi phí lên tới 14 triệu euro.
Khải Hoàn Môn xuất hiện với diện mạo mới khiến du khách thích thú. Ảnh: Reuters
Ông Vladimir Yavatchev - Giám đốc của dự án chia sẻ: "Khó khăn lớn nhất đối với tôi là Christo không có ở đây. Tôi nhớ sự nhiệt tình của ông, nhớ sự phê phán của ông, sự nhiệt tình của ông và tất cả những điều đó. Christo luôn nói với chúng tôi rằng chúng ta được kế thừa mọi thứ vốn có ở nơi này. Ở đây, người ta mua vé để lên Khải Hoàn Môn, người ta ăn mừng, người ta biểu tình và khóc thương những người lính vô danh… Có rất nhiều điều gắn liền với công trình này và chúng tôi biết ơn vì tất cả”.
"Tôi đã chờ đợi điều này rất lâu, tôi biết rằng Christo cũng muốn như vậy. Ngay từ khi còn nhỏ ông ấy đã muốn được bọc Khải Hoàn Môn lại”, Eric Delaporte - Người dân địa phương cho biết.
Các công nhân đang phủ vải lên Khải Hoàn Môn. Ảnh: Reuters
Cố nghệ sĩ Christo tên đầy đủ là Christo Javacheff, nổi tiếng với nhiều tác phẩm nghệ thuật sắp đặt khổng lồ trên khắp thế giới. Ông đã từng bọc vải quanh một dải bờ biển ở Úc, trùm kín tòa nhà quốc hội Reichstag ở Berlin, giăng một bức màn khổng lồ ở một phần của hẻm núi ở Colorado hay phủ vải vàng lên cây cầu Ponf Neuf ở Paris.
Dự án thay áo mới cho Khải Hoàn Môn đã được cố nghệ sĩ Christo cùng vợ và nghệ sĩ đồng hương Jeanne-Claude đưa ra bản thiết kế từ cách đây nhiều thập kỷ vào năm 1961. Hơn 60 năm sau, cuối cùng thì ý tưởng đã được hiện thực hoá.
"Tôi thực sự cảm thấy rất hào hứng.Tôi đã đến đây từ rất sớm. Tôi đoán mọi người sẽ đi xuống trong khoảng 2 phút nhưng thực tế đã vài giờ trôi qua. Thời tiết thật tuyệt vời, tại sao không chứ?”, Marley Dolitsky thích thú khi đến chiêm ngưỡng tác phẩm.
Đây là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt cuối cùng của cố nghệ sĩ Christo. Ảnh: Reuters
Khải Hoàn Môn là một công trình biểu tượng của Paris, là nơi tưởng niệm những chiến sĩ vô danh. Mỗi tối tại đây sẽ diễn ra nghi thức thắp lửa để tỏ lòng thành kính với những người đã hy sinh. Địa điểm du lịch này vô cùng nổi tiếng, thu hút rất đông du khách đến tham quan.
Ý tưởng của tác phẩm sắp đặt này là ca ngợi sự tự do. Bất kỳ ai cũng có thể đến, chạm vào tác phẩm và tự cảm nhận về tác phẩm. Tác phẩm là dành cho tất cả, không thuộc về ai, kể cả người nghệ sĩ.
Thu Hiền (Biên dịch)
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...