Đó là những lưu ý của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi phát biểu chỉ đạo tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang năm 2019 với chủ đề “Kiên Giang - Tiềm năng, cơ hội đầu tư và phát triển bền vững” diễn ra sáng nay (29/7).
Thủ tướng Chính phủ cùng các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: N.H
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Phạm Vũ Hồng – Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thông tin: Kiên Giang là tỉnh ven biển thuộc vùng ĐBSCL, có diện tích tự nhiên lớn nhất và dân số đứng thứ 2/13 tỉnh, thành trong vùng. Với vị trí là cửa ngõ phía Tây, thông ra vịnh Thái Lan, nằm trên hành lang kinh tế phía Nam thuộc tiểu vùng Mekong mở rộng, có vùng biển rộng hơn 63.000km2, gần 10 lần diện tích đất liền.
Tiếp giáp biên giới trên bộ và trên biển với một số quốc gia trong khu vực ASEAN, có 1 cửa khẩu quốc tế và 1 cửa khẩu quốc gia, đã giúp cho Kiên Giang có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng, nhất là về đối ngoại và quốc phòng - an ninh; vị trí địa kinh tế nhất định trong phát triển kinh tế biển, kinh tế biên mậu, cũng như kết nối giao thông đường biển, đường bộ nội vùng và với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Ngoài các yếu tố đặc thù của một địa phương miền Tây sông nước, Kiên Giang còn có những đặc trưng riêng mà ít địa phương khác có được như rừng nguyên sinh, đồi núi, biển đảo… Những năm qua, phát huy tiềm năng, thế mạnh và các yếu tố đặc trưng riêng có, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển nhanh, với nhiều điểm nhấn đáng chú ý.
Trong đó, tăng trưởng kinh tế được duy trì ổn định với tốc độ khá cao, trung bình 7,17%/năm (giai đoạn 2016-2018); tốc độ tăng bình quân khách du lịch trên 20%/năm, doanh thu từ du lịch tăng hơn 40,0%/năm; giải quyết việc làm cho hơn 35 ngàn lao động/năm, trong đó lao động qua đào tạo chiếm 60%...
Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, nhìn lại sự phát triển của tỉnh trong thời gian qua chưa thật sự tương xứng, còn nhiều tiềm năng chưa được khơi dậy. Đó là tiềm năng về phát triển nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản ven bờ; tiềm năng phát triển kinh tế biển, đặc biệt là nuôi biển theo hướng công nghiệp để khai thác lợi thế từ vùng biển rộng lớn; tiềm năng phát triển du lịch sinh thái…
“Bên cạnh đảo ngọc Phú Quốc, chúng tôi vẫn còn 3 vùng du lịch trọng điểm, nhiều tiềm năng như vùng Hà Tiên - Kiên Lương với quần đảo Bà Lụa, quần đảo Tiên Hải; vùng Rạch Giá - Kiên Hải với các đảo Hòn Tre, Lại Sơn và quần đảo Nam Du; vùng U Minh Thượng với Vườn Quốc gia U Minh Thượng” – ông Hồng cho biết.
Tại hội nghị, tỉnh Kiên Giang đã trao chủ trương đầu tư 20 dự án cho 18 nhà đầu tư với tổng số vốn 43.350 tỷ đồng; ghi nhớ đầu tư 35 dự án với 25 doanh nghiệp, tổng mức vốn đầu tư 150.000 tỷ đồng
Theo đại diện Bộ VH-TT&DL, Kiên Giang có tài nguyên văn hóa, du lịch phong phú và đa dạng. Nổi bật là đường bờ biển dài trên 200km, có đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam với nhiều bãi biển đẹp; có hệ sinh thái rừng tràm ngập nước ngọt Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Kiên Giang cũng là tỉnh duy nhất ở miền Nam có nhiều núi đá vôi chạy tới sát biển tạo nên cảnh quan thiên nhiên hết sức kỳ thú, độc đáo, riêng có.
Năm 2018, Kiên Giang đón 7,7 triệu lượt khách (tăng 19% so với năm 2017 và gấp đôi so năm 2016), trong đó khách quốc tế đạt gần 600 nghìn lượt, doanh thu du lịch đạt 6.400 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2019, tỉnh đón gần 4,3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 405 nghìn lượt. Đến tháng 6/2019, toàn tỉnh thu hút 300 dự án đầu tư phát triển du lịch với tổng số vốn đăng ký 334 nghìn tỷ đồng, nhiều dự án du lịch quy mô lớn, chất lượng và đẳng cấp quốc tế đã được đưa vào khai thác.
Tuy nhiên, du lịch Kiên Giang phát triển chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, còn nhiều dư địa (tài nguyên đa dạng, phong phú nhưng phát triển chưa đồng đều, nhiều khu vực có tiềm năng lớn chưa được khai thác). Hiện các nhà đầu tư chủ yếu tập trung tại Phú Quốc (84% số dự án, 98% tổng mức đầu tư các dự án về du lịch trên địa bàn tỉnh tập trung tại huyện đảo này), việc thu hút đầu tư tại các điểm, khu du lịch khác trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao khi những năm qua, kinh tế - xã hội của Kiên Giang phát triển toàn diện, cả về tăng trưởng kinh tế, sản xuất lương thực với nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến. Tỉnh có sự phát triển đột phá với hai trung tâm lớn là Phú Quốc và Rạch Giá. Phú Quốc là một trong 19 điểm bình chọn tốt nhất châu Á...
Thủ tướng Chính phủ cũng lưu lý để các ngành không mâu thuẫn trong phát triển du lịch, công tác bảo tồn... “Khi phát triển Phú Quốc cần lưu ý tầm nhìn và chất lượng quy hoạch, sử dụng tiết kiệm nguồn lực và đất đai; bảo vệ môi trường và sinh kế; thu hút nhà đầu tư có thực lực, không đầu tư chụp giật và không đầu tư quá lớn” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại hội nghị, tỉnh Kiên Giang đã trao chủ trương đầu tư 20 dự án cho 18 nhà đầu tư với tổng số vốn 43.350 tỷ đồng; ghi nhớ đầu tư 35 dự án với 25 doanh nghiệp, tổng mức vốn đầu tư 150.000 tỷ đồng
Thủ tướng khẳng định việc tập trung phát triển Phú Quốc không nhằm cạnh tranh nguồn lực với các địa phương khác trong nước, mà để mảnh đất này được coi là đảo ngọc để cạnh tranh sòng phẳng với các quốc gia khác. Đặc biệt lưu ý tỉnh Kiên Giang và các nhà đầu tư trong phát triển cần tuyệt đối bảo vệ môi trường ở Rạch Giá và Phú Quốc, không nên tập trung đầu tư quá nhiều vào du lịch, bất động sản và không bê tông hóa Phú Quốc để giữ gìn cuộc sống an bình và môi trường sinh thái ở hòn đảo này.
Để thành công trong điều kiện hiện nay, Thủ tướng lưu ý tỉnh cần tạo quỹ đất sạch cho nhà đầu tư, nâng cao hạ tầng điện cho nhà đầu tư, thực sự đồng hành cùng doanh nghiệp, cần chọn nhà đầu tư có chất lượng, có năng lực, kỹ thuật và tài chính. Thủ tướng yêu cầu nhà đầu tư nói đi đôi với làm và cho rằng các địa phương cần nhà đầu tư có tiềm lực. Các nhà đầu tư cần có chiến lược đầu tư lâu dài tại địa phương, xây dựng thương hiệu lớn từ tỉnh Kiên Giang. Chính phủ cần nhà đầu tư hướng tới giá trị dài hạn, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội…
Trong khuôn khổ hội nghị, hãng hàng không Vietjet Air công bố kế hoạch khai thác 6 đường bay đi và đến Phú Quốc. Cụ thể, đường bay Phú Quốc – Đà Nẵng và Phú Quốc – Vân Đồn với tần suất 7 chuyến khứ hồi/tuần sẽ được khai thác cuối năm nay và giữa năm sau; đường bay Phú Quốc – Thành Đô (Trung Quốc) và Phú Quốc – Trùng Khánh (Trung Quốc) sẽ được khai thác 3 chuyến khứ hồi/tuần từ cuối 2019. Riêng hai đường bay Phú Quốc – Hongkong và Phú Quốc – Incheon (Hàn Quốc) sẽ tăng tần suất lên lần lượt 6 chuyến/tuần và 14 chuyến/tuần từ mùa Đông năm nay.
Nhật Huy, tienphong.vn
Với mục tiêu xây dựng khu vực tham quan trở thành điểm đến văn minh, giảm thiểu rác thải nhựa, UBND thành phố...
Phú Quốc vừa có thêm một tổ hợp thể thao giải trí biển chính thức đi vào hoạt động phục vụ du khách bắt đầu...
Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, nhiều điểm du lịch trên cả nước đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, giải...
Chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ ngày 29/4 - 2/5 tới đây, tại khu du lịch nghỉ...
Chiều 8/4, tại TP Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Đại sứ quán và Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Việt Nam...
Sau gần 2 năm tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid 19, khu du lịch Chùa Hang – Hòn Phụ Tử, một điểm...
Do kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 nên từ đầu năm đến nay, du lịch tại quần đảo Nam Du (thuộc huyện Kiên...
Năm 2021, tỉnh Kiên Giang thu hút hơn 3,13 triệu lượt du khách (giảm 41,8% so với năm 2020); trong đó khách...
Sau gần hai năm “đóng băng” do dịch COVID-19, thành phố đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đã thí điểm đón khách...
Ngày 20/11, Phú Quốc chính thức mở cửa đón khách du lịch quốc tế. Đây là cơ hội để Kiên Giang phục hồi lại...
Kể từ khi mở cửa lại thị trường du lịch nội địa từ ngày 1/11, đến nay, lượng khách đến với tỉnh Kiên Giang...
Để phát triển du lịch, huyện Kiên Hải, Kiên Giang đang đẩy mạnh huy động, tập trung các nguồn lực đầu tư xây...