Thời gian qua, bên cạnh những nỗ lực thu hút khách đến với vùng đất cố đô thông qua việc khai thác các di sản vật thể và phi vật thể, tỉnh Thừa Thiên Huế không ngừng cải thiện dịch vụ du lịch, tập trung phát triển du lịch thông minh. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với các doanh nghiệp du lịch tổ chức một số hình thức du lịch thông minh, như: sử dụng mã vạch QR Code để truy cập thông tin, hình ảnh của hiện vật đang trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hoặc trải nghiệm "Đi tìm Hoàng Cung đã mất" bằng công nghệ thực tế ảo VR tại Đại Nội, đem lại cảm giác mới lạ, hấp dẫn cho khách tham quan…
Du khách trải nghiệm chương trình "Đi tìm Hoàng cung đã mất" bằng công nghệ thực tế ảo VR
Chị Nguyễn Thị Minh Phương, du khách đến từ Hà Nội khi tham quan Bảo tàng cổ vật cung đình Huế cho biết: "Du lịch thì em rất thích QR Code này vì chủ động hơn trong quá trình tìm hiểu cổ vật trong bảo tàng, có thể cùng bạn bè trao đổi mà không cần đến hướng dẫn viên."
Mới đây, Công ty Cổ phần Giải pháp phần mềm chuyên nghiệp Việt (Vietsoftpro) đã thực hiện hệ thống thuyết minh tự động Audio Guide tại các điểm tham quan thuộc khu di sản Huế. Hệ thống này có 12 ngôn ngữ thuyết minh, cung cấp cho du khách một dịch vụ công nghệ cao để tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp và giá trị lịch sử văn hóa của Huế. Ông Đặng Phan Điệp, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Giải pháp phần mềm chuyên nghiệp Việt cho rằng, hệ thống thuyết minh tự động này đáp ứng nhu cầu thuyết minh đa ngôn ngữ, phục vụ du khách: "Với số lượng sử dụng ứng dụng dịch vụ thông minh như thế này thì khách tham quan gần như từ trên khắp thế giới đều có thể tiếp cận các thông tin, các dữ liệu rồi các nội dung lịch sử, mang đến cho khách những trải nghiệm rất hiện đại và rất thông minh, cũng là một xu thế của du lịch thông minh hiện nay."
Giới thiệu hệ thống thuyết minh tự động 12 ngôn ngữ tại di sản Huế
Những năm gần đây, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế và các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch đã và đang thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động du lịch, triển khai nhiều hoạt động tiếp cận và từng bước thích ứng với xu thế du lịch mới này. Hầu hết các doanh nghiệp du lịch đều có website, giới thệu sản phẩm trên các trang mạng du lịch lớn. Theo Đề án Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh định hướng đến năm 2025, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã giao Sở Du lịch phối hợp với các ban ngành, đơn vị liên quan tập trung xây dựng dự án Hệ sinh thái du lịch thông minh, trong đó lấy người dân và du khách làm trung tâm.
Ông Lê Hữu Minh, Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: "Sở đã xây dựng đề án Hệ sinh thái du lịch thông minh, tập trung vào những điểm chính. Đó là xây dựng điểm đến thông minh, xây dựng quản lý thông minh và xây dựng trải nghiệm thông minh với 3 đối tượng mà đề án nhắm đến, đó là các cơ quan quản lý nhà nước, các cộng đồng doanh nghiệp và các du khách khi họ đến tham quan trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế."
Nhiều chuyên gia cho rằng, phần lớn những ứng dụng công nghệ gắn với du lịch thông minh ở Thừa Thiên - Huế mới là hình thức tự thân vận động, quy mô nhỏ và chưa bảo đảm tính hệ thống. Theo ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thì du lịch thông minh mới phát triển mạnh ở Việt Nam trong vài năm gần đây, tỉnh này cũng đã và đang triển khai nhiều hoạt động thích ứng với xu thế du lịch mới này.
"Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, cho nên vấn đề đặt ra, thông minh trong du lịch là hết sức cần thiết. Cũng mong muốn thu nhận được các ý kiến, các sáng kiến có thể ứng dụng công nghệ, ứng dụng các giải pháp thông minh vào việc quản lý cũng như phát triển thị trường du lịch ở tại tỉnh Thừa Thiên - Huế" - ông Định cho biết.
Hệ du lịch sinh thái thông minh phải từng bước đảm bảo các dịch vụ thiết yếu cho người dân và du khách, như việc đi lại, hệ thống giao thông thuận tiện đến các điểm tham quan di tích, hạ tầng, sản phẩm du lịch đạt chuẩn phục vụ tốt… Quan trọng nhất là phải có sự tương tác kịp thời giữa 3 bên, gồm nhà quản lý; đơn vị kinh doanh, dịch vụ du lịch và du khách./.
Lê Hiếu/VOV miền Trung
Quần thể Di tích Cố đô Huế tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn rộng với nhiều...
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn...
Tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí tham quan đối với công dân Việt Nam khi tham quan các điểm di tích thuộc Quần...
Trong 2 ngày 26 và 27/7, Chương trình Trại hè Việt Nam 2022 tổ chức một số hoạt động tại thành phố Huế, tỉnh...
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có...
Ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hợp tác, xúc tiến khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế bằng...
Tối 30/6 tại Cồn Dã Viên, đêm gala giã bạn “Chào Huế!" khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022 - “Di...
Tuần lễ Festival Huế 2022 chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong...
Tối ngày 27/6, trong không gian di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Phú Diên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên...
Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ 25 đến 30/6 đang mang đến cho cộng đồng, du khách những trải nghiệm thú...
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival Huế 2022, tối 23/6, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế,...
Festival Huế 2022 được tổ chức với nhiều chương trình, hoạt động mang tầm quốc gia, quốc tế, dự kiến thu hút...