Trong thời đại công nghệ 4.0, du lịch thực tế ảo đã không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ. Ngày càng có nhiều nhà phát triển phần mềm đang nỗ lực đưa ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào ngành du lịch, để tạo ra những trải nghiệm khác biệt cho người dùng.
Trải nghiệm du lịch thực tế ảo cùng Vietnam Journey và Holomia
Bắt kịp xu thế mới, công ty Holomia đã phối hợp với Kênh truyền hình Văn hóa Du lịch Vietnam Journey giới thiệu ứng dụng công nghệ du lịch thực tế ảo tới du khách tham quan Hội chợ Du lịch Việt Nam VITM 2019. Tại gian hàng của Vietnam Journey tại Hội chợ VITM năm nay, khách tham quan được trải nghiệm tour du lịch Hoàng thành Thăng Long vô cùng mới mẻ với kính thực tế ảo. | Du lịch thực tế ảo thông thường được hiểu là hình thức trải nghiệm điểm đến thông qua công nghệ thực tế ảo, mang tới cho người dùng một chuyến đi “như thật”, không mất thời gian và chi phí di chuyển. |
Khách tham quan khám phá Hoàng Thành Thăng Long ngay tại gian trưng bày của Vietnam Journey tại VITM 2019
Được ngắm nhìn khung cảnh tái hiện Hoàng Thành Thăng Long qua chiếc kính thực tế ảo, không ít người đã phải thốt lên "Đẹp quá! Hình ảnh tôi thấy qua kính thực tế ảo rất hấp dẫn, cảm giác như đang được đứng trong ngôi thành cổ xưa. Có nơi nào thật không để tôi đến.”
Và Huế đã là nơi được nhiều người nêu tên khi được hỏi điểm đến đầu tiên sau trải nghiệm là nơi nào.
Nói về quyết định kết hợp với Holomia đưa du lịch thực tế ảo đến với VITM 2019, bà Vũ Thị Thanh Tâm - Giám đốc Kênh truyền hình Văn hoá – Du lịch Vietnam Journey cho rằng: “Du khách có được trải nghiệm qua thế giới ảo thì từ đó họ có thể chuẩn bị cho mình hành trang cũng như ngân sách để có thể lên đường, cùng đi khám phá.”
Bà Vũ Thị Thanh Tâm - Giám đốc Kênh truyền hình Văn hoá Du lịch Vietnam Journey
Khách tham quan bất ngờ với cảm giác "như thật" khi lần đầu trải nghiệm công nghệ thực tế ảo tại gian hàng Vietnam Journey
Công nghệ thực tế ảo trên thế giới
Mới xuất hiện ở Việt Nam, nhưng du lịch thực tế ảo đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều bảo tàng, gallery, và các danh thắng ở nhiều quốc gia đã đưa công nghệ thực tế ảo vào thu hút du khách.
Ví dụ, Bảo tàng Mỹ thuật Thực tế ảo, một sản phẩm của công ty chuyên thiết kế các sản phẩm thực tế ảo Oculus Rift, đã giúp du khách được tương tác gần gũi hơn với những sản phẩm trưng bày, không bị ngăn cách và giới hạn bởi lớp kính và rào ngăn cách.
Tại London, có ít nhất 4 điểm đến hấp dẫn đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo, trong đó có Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Hay "The View from the Shard", một điểm vui chơi giải trí nổi tiếng của thủ đô xứ "Sương mù".
Theo thống kê, nhiều bảo tàng chi khoảng 27% ngân sách hàng năm vào việc bán vé. Việc thiết lập các ứng dụng thực tế ảo cho các bảo tàng có thể tốn kém chi phí ban đầu, nhưng lại là một biện pháp sáng tạo để đưa khách tham quan quay trở lại và mang tới lượng truy cập lớn hơn.
Du khách thích thú trải nghiệm bước vào bức tranh "Starry Night" của danh họa Van Gogh
Công nghệ thực tế ảo sẽ vượt 48 tỷ đôla vào năm 2025
Một số công ty du lịch và cơ quan du lịch quốc gia cũng đã bắt đầu bước vào lĩnh vực này, với nhận định rằng, du lịch thực tế ảo có thể thúc đẩy du lịch theo nhiều cách.
Công nghệ thực tế ảo dự báo sẽ trở thành một xu thế mới trong tương lai không xa, mang đến những thay đổi lớn lao cho ngành công nghiệp không khói, và những lợi ích lớn cho cả du khách, các hãng lữ hành, cũng như các đơn vị kinh doanh du lịch.
Đối với những người mê du lịch, công nghệ thực tế ảo sẽ giúp họ tìm hiểu, khám phá các điểm đến mới, chuẩn bị sẵn những điều cần thiết, trải nghiệm thêm những chi tiết thú vị mà không phải chuyến đi thực tế nào cũng có.
Việc đưa hình ảnh 360 độ của các khách sạn vào trong các ứng dụng thực tế ảo, cũng giúp du khách thấy được tình trạng thực tế của phòng nghỉ trước khi đặt phòng, tránh tình huống thất vọng khi check-in.
Đối với những đơn vị lữ hành, cung cấp dịch vụ du lịch, du lịch thực tế ảo có tác dụng quảng bá hình ảnh hiệu quả, tạo cảm hứng thôi thúc "người chơi" lên đường.
Doanh thu của ngành công nghệ thực tế ảo trên thị trường toàn cầu dự kiến sẽ đạt 48,5 tỷ USD vào năm 2025, tăng chóng mặt so với con số 1,8 tỷ USD năm 2016.
Tại Việt Nam, Holomia là một trong số ít các đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thực tế ảo VR. Đình Kim Ngân, một địa danh trong Dự án bảo tồn các di tích lịch sử ở Hà Nội bằng công nghệ quét 3D của Holomia Hiện nay, Holomia đang thực hiện một loạt dự án, trong đó có Dự án bảo tồn các di tích lịch sử ở Hà Nội bằng công nghệ quét 3D, với mong muốn xây dựng một “cuốn từ điển Thực tế ảo” về các địa danh của thủ đô, đồng thời đưa những di tích lịch sử văn hóa này đến gần hơn với du khách, và quảng bá hình ảnh Việt nam giàu truyền thống văn hóa lịch sử đến với thế giới. |
Lan Hương/ Vietnam Journey
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...