Dân tộc Si La là một trong những dân tộc thiểu số rất ít người, cư trú chủ yếu ở miền núi phía Tây Bắc. Trong các nghi lễ truyền thống của người Si La, đám cưới là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong tập tục chu kỳ đời người.
Để tiến tới hôn nhân, người Si La trang trọng thực hiện các nghi lễ như: “dạm hỏi”, “dạm ngõ” và “lễ cưới”, trong đó “lễ cưới” là một nghi lễ đặc biệt. Trước ngày cưới, gia đình làm cơm mời bà mối - người có uy tín trong bản làng về giúp đỡ gia đình. Bà mối đảm nhận vai trò thay mặt gia đình nhà trai đến thưa chuyện, bàn bạc các công việc liên quan đến đám cưới với họ nhà gái như: ngày đón dâu, những lễ vật mà nhà gái yêu cầu nhà trai đáp ứng. Trong ngày cưới, bà mối lại là người chủ trì hôn lễ, giúp gia đình chuẩn bị lễ vật, xử lý các tình huống xảy ra trong ngày cưới, thực hiện các nghi lễ theo phong tục truyền thống.
Người dân bản Seo Hay, xã Can Hồ (Mường Tè - Lai Châu) trong lễ cưới truyền thống.
Đến giờ lành, bà mối là người có tài ăn nói, giao tiếp chuẩn bị lễ, dẫn đoàn sang thưa chuyện với nhà gái, bàn công việc liên quan đến lễ cưới như: ngày đón dâu, lễ vật nhà gái...
Theo phong tục, lễ cưới của người Si La gồm hai lần cưới: Lần thứ nhất, đúng ngày đã hẹn, chị hoặc em gái chàng trai sẽ đến nhà cô gái ngỏ lời xin dâu. Khi được nhà gái chấp thuận, nhà trai sang làm lễ đón dâu, mẹ hoặc chị cô dâu sẽ dắt cô ra và trao gửi nhà trai.
Một nghi thức trong lễ nhập gia cho cô dâu của người Si La.
Khi đoàn về đến nhà trai, mọi người phải ngồi ngoài cửa nhà đợi bố mẹ chồng đưa trang sức, khăn áo mới cho cô dâu thay mới được vào nhà.
Ngày đầu tiên đôi vợ chồng trẻ phải ngủ ở gian phía bên trái, chưa được vào buồng của mình. Lễ cưới lần thứ nhất đến đây đã xong và họ phải chờ một năm sau mới làm lễ cưới lần thứ hai.
Thầy cúng làm lễ xác nhận cô gái đã chính thức làm dâu nhà chồng rồi thông báo với mọi người thủ tục đã xong, hai người đã chính thức thành vợ chồng.
Cô dâu người Si La trong tâm trạng vui vẻ về gánh vác công việc nhà chồng.
Lễ cưới lần thứ hai diễn ra khi hai bên gia đình đã có đủ điều kiện tổ chức cho đôi vợ chồng trẻ. Lần này, đúng ngày hẹn, gia đình nhà trai nhờ ông mối đưa đồ dẫn cưới như đã thỏa thuận sang nhà gái và chính thức xin cho cô dâu về ở hẳn nhà trai.
Sau ngày cưới, đôi vợ chồng trẻ làm thủ tục lại mặt nhà gái. Lúc này, cha mẹ cô gái mới tặng quà cho cô con gái đi lấy chồng.
Trong đám cưới của người Si La không thể thiếu những bài hát chúc phúc và những điệu múa vui nhộn, mang ý nghĩa mừng vui cho hai gia đình, cho đôi vợ chồng trẻ mà còn là một sinh hoạt kết nối cộng đồng, có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của người Si La.
N Dương/dangcongsan.vn
Giải Dù lượn đường trường Putaleng mở rộng lần thứ nhất sáng nay (17/11) đã khai mạc tại điểm bay bản Sì Thâu...
Tối 3/11, tại chợ đêm San Thàng, xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu tổ chức khai mạc Ngày hội...
Trong 4 ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay, Lai Châu đã đón hơn 17.000 lượt khách đến tham quan, du lịch; trong...
Trong khuôn khổ Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2022, ngày 24/4, gần 150 vận động viên phong trào và...
Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu năm 2022 diễn ra từ 14 - 17/4 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ...
Tối nay (15/4), tại Quảng trường nhân dân tỉnh Lai Châu sẽ diễn ra Lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa năm...
Sáng 14/4, tại bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã diễn ra Lễ khai mạc giải dù lượn...
Với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”, Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2022 sẽ diễn ra từ...
Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu, trong quý I, địa phương đã đón gần 153.000 lượt khách,...
Ngày 23/2, Chủ đầu tư Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây tại đèo Ô Quý Hồ, thuộc xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai...
Sau gần hai ngày xuất hiện băng giá tại khu vực đỉnh đèo Ô Quy Hồ, lượng du khách tìm về ngắm băng và trải...
Ngày 14/2, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lai Châu có báo cáo xác minh thông tin báo chí và mạng xã hội phản...