Đại lễ dâng y Kathina được tổ chức long trọng trong niềm hoan hỷ của các tăng ni, phật tử tại chùa Khmer hàng năm bắt đầu từ ngày 16/9 đến ngày 15/10 âm lịch theo những nghi thức chính như: Lễ nhiễu Phật quanh chánh điện ba vòng; nghi thức đảnh lễ Tam bảo, lễ dâng hoa cúng dường Tam bảo và thọ trì quy giới, chư Tăng và phật tử tụng kinh Tam bảo.
Đại lễ dâng y Kathina là một lễ hội lớn của Phật giáo Nguyên thủy, vì vậy các nghi thức trong đại lễ cũng được tổ chức rất long trọng, trang nghiêm và trong đó, có một số nghi lễ bắt buộc phải tuân thủ theo. Theo quy định, mỗi chùa một năm chỉ được tổ chức đại lễ dâng y Kathina một lần vào bất cứ ngày nào trong vòng một tháng ngay sau mùa an cư kết thúc. Đại lễ dâng y Kathina có thể do tăng đoàn tổ chức hoặc do hàng phật tử tại gia tổ chức. Một quy định bắt buộc trong lễ dâng y Kathina, đó là việc dâng y chỉ được thực hiện tại các chùa có chư tăng nhập hạ và chỉ cúng dường đến đại chúng tất cả chư tăng chứ không dâng trực tiếp cá nhân một sư tăng nào. Điều này thể hiện ý nguyện hộ trì tam bảo, phụng sự giới pháp, câu thúc giới luật của người phật tử tại gia đối với tăng đoàn.
Tại buổi lễ, các phật tử được nghe thuyết pháp về "Quả báu dâng y Kathina", các phật tử tác bạch dâng y Kathina, dâng tứ vật dụng, trai tăng tới tăng đoàn; chư tăng tụng kinh cầu an, chúc phúc tới các gia đình phật tử, phật tử hồi hướng, chia phước tới thân quyến. Cuối cùng là nghi thức chư tăng đi bát hội.
Trong dịp lễ dâng y diễn ra, y áo và các vật cúng dường khác được phật tử đặt vào mâm rồi đội lên đầu để tỏ lòng kính ngưỡng Tam bảo, sau đó đi diễu hành trong thôn xóm, làng mạc trước khi đến chùa để dâng lên chư tăng. Khi tiến hành lễ dâng y, phật tử không trực tiếp tự tay dâng y mà đặt y trước mặt chư tăng. Chư tăng chỉ nhận bằng cách im lặng chứ không dùng tay thụ nhận.
Đại lễ dâng y Kathina của Phật giáo Nguyên thủy đã trở thành một nét đẹp văn hóa và là ngày hội của giới phật tử trong mùa an cư kiết hạ của những tín đồ theo Phật giáo Nguyên thủy, đại lễ là dịp để tôn vinh những giá trị truyền thống Phật giáo có từ thời Đức Phật, phù hợp với truyền thống đạo lý của người Việt với tinh thần từ bi hỉ xả và lòng thiện tâm trong đời. Với lễ dâng y Kathina, chùa Khmer tại "Ngôi nhà chung" thực sự là địa chỉ văn hóa du lịch tâm linh không chỉ đối với phật tử mà cả đông đảo du khách xa gần.
Theo toquoc.vn
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...