Chỉ còn 3 tuần nữa là đón chào Tết Canh Tí 2020 nhưng các sân khấu kịch TP.HCM vẫn còn trong cuộc tìm kiếm dựng vở hay lựa chọn kịch mục sao cho hấp dẫn để diễn những ngày Tết. Không những thế, số lượng các sân khấu kịch sang năm 2020 thu hẹp lại gần như chỉ còn một nửa là gắng gượng sáng đèn, cũng là nguyên nhân làm cho sân khấu Tết ít sôi động.
Năm 2019 qua đi trong sự nỗ lực gần như kiệt sức của sân khấu TPHCM. Dù là một thành phố năng động, các sân khấu xã hội hóa đi đầu trong cả nước về số lượng cũng như tổng số các đêm diễn nhưng việc duy trì hoạt động của các sân khấu càng ngày càng như quá sức.
Cảnh trong vở "Giao kèo sống thật" - Kịch 5B
Từ trên 10 điểm diễn kịch, hiện TPHCM chỉ còn lại 5 sân khấu sáng đèn hằng tuần, gồm: IDÉCAF, Sân khấu Hoàng Thái Thanh, Kịch Phú Nhuận, Sân khấu kịch 5B, Nhà hát Thế Giới Trẻ - ĐHSKĐA TPHCM. Và cũng vì thế, Tết Canh Tí 2020 cũng chỉ có những sân khấu này hoạt động với số kịch mục khá khiêm tốn.
Youtube, Web drama làm lao đao sân khấu kịch
Hiện tại, gần như nghệ sĩ nào cũng có kênh YouTube cá nhân nên họ dành nhiều thời gian chăm chút cho “nhà” của mình hơn là cho sân khấu, chưa kể trào lưu làm phim web drama trên Youtube với những lượt xem lên cả triệu view, like, rồi cuộc đua tranh nút vàng nút bạc Youtube đã thu hút sức lực, thời gian và cả tâm huyết nghệ sĩ vào đó.
Chuyện diễn viên bỏ sân khấu đi chạy show, làm YouTube, lợi nhuận thu được so với catse biểu diễn kịch cao gấp nhiều lần cũng là nguyên nhân không nhỏ khiến các sân khấu sụt giảm suất diễn, mất dần khán giả.
Vụ án Cậu Trời - Sân khấu Thế giới trẻ
Sân khấu Thế Giới Trẻ - ĐH SHĐA TP Hồ Chí Minh năm 2019 cũng vắng mặt rất nhiều diễn viên trẻ nổi lên từ đây đang được khán giả trẻ yêu thích nồng nhiệt nhưng rồi họ cũng vì bận làm kênh YouTube riêng hay tham gia các phim web drama khiến cho việc số vé bán ra bị ảnh hưởng không nhỏ.
Ở nhiều sân khấu khác như Kịch Phú Nhuận cũng gặp phải tình trạng mất đi lượng diễn viên tên tuổi nòng cốt do họ bận làm phim, quay game show, đóng YouTube, chạy show làm MC…, để lại một lỗ hổng lớn cho sân khấu này. Điểm diễn kịch ở Super Bowl của nghệ sĩ Hồng Vân sau bao khó khăn, lỗ lã, cuối cùng phải trả mặt bằng.
Nhiều sân khấu biến mất hoặc chỉ hoạt động cầm chừng hoặc có những biến tướng không còn mang tính chất sân khấu kịch. Kịch Rubik của vợ chồng Đại Ngọc Trâm và Hoàng Mèo sau một thời gian ra mắt đã âm thầm đóng cửa. Sân khấu kịch của nghệ sĩ Minh Nhí và sân khấu của nghệ sĩ Quốc Thảo chỉ tồn tại được một số ít suất diễn với vài vở diễn.
Sân khấu Sao Minh Béo của Minh Béo chỉ diễn những chương trình tổng hợp mang tính từ thiện. Sân khấu TKC của nghệ sĩ Trịnh Kim Chi chủ yếu tổ chức thi người đẹp cho các doanh nhân mà chị làm giám khảo, cũng như tổ chức ca hát, hoạt động từ thiện cho các doanh nhân…
Những sân khấu còn hoạt động thường xuyên thì sụt giảm khán giả, cắt bớt suất diễn hay rơi vào lỗ lã. Sân khấu Thế Giới Trẻ cho biết bị giảm 20% lượt khán giả so với năm 2018. Kịch IDÉCAF, mỗi tháng ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã phải bỏ tiền túi bù tiền rạp của đơn vị cho thuê vì không diễn đủ số suất cam kết, trong khi mỗi suất diễn tại sân khấu này, lượng khán giả cũng giảm xuống.
Sân khấu Hoàng Thái Thanh chỉ bán được vài chục vé, vẫn phải mở màn, và phải bù lỗ rất nhiều. NSƯT Mỹ Uyên, Giám đốc Sân khấu kịch 5B, cũng vẫn phải dùng tiền đi đóng phim, đi show của mình trả tiền cát xê cho diễn viên vì những đêm diễn lỗ ở sân khấu 5B.
Kịch Tết trong nỗ lực tạo không khí và cảm hứng
Tết đang đến rất gần, nhưng các ông, bà “bầu” một số sân khấu kịch của TP Hồ Chí Minh hiện tại vẫn ngược xuối tìm kiếm, lựa chọn kịch bản Tết để dàn dựng. Xu hướng chung của nhiều sân khấu là tìm lại những tác phẩm cũ, hay tái dựng, rồi tìm những cái tên kịch sao cho có vẻ “thị trường” để bán vé.
Riêng sân khấu Thế Giới Trẻ thì vẫn trung thành với cách thức chọn đặt hàng những tác giả quen thuộc hàng bao năm nay, chuyên viết kịch bản theo phong cách riêng của sân khấu như: Nguyễn Thu Phương, Bùi Quốc Bảo, Cao Tấn Lộc, Nguyễn Bảo Ngọc…
Kịch "Tình yêu trời đánh" - Sân khấu Hoàng Thái Thanh
Tết này, sân khấu Thế Giới Trẻ sẽ ra mắt ba vở mới, trong đó có một vở chuyển thể từ kịch bản nước ngoài là “Âm mưu hoàn hảo”, kịch bản J.Scott Williams, đạo diễn NSND Trần Ngọc Già; Vở thứ hai là “Vụ án Cậu Trời”, kịch bản Lê Chí Trung, đạo diễn Lê Hay.
Sân khấu kịch Hồng Vân ở cả 2 điểm diễn: Trung tâm văn hóa quận Phú Nhuận và Trung tâm thương mại Garden Mall, quận 5, sẽ diễn vở “Ngẫm Kiều”, đây là tác phẩm kịch đã tham gia trong dự án Sân khấu thử nghiệm nàng Kiều do Viện Goethe tổ chức trong năm 2019, được bà “bầu” Hồng Vân dàn dựng lại.
Ngoài ra Nhóm Chuồn Chuồn Giấy cũng vừa đầu quân cho “bà bầu” Hồng Vân, nâng cấp kịch bản “Thanh xà, Bạch xà” là vở mới duy nhất của sân khấu kịch Hồng Vân mùa kịch Tết năm nay.
Với sân khấu kịch IDECAP, hiện thời đã có một vở được định hình, chuẩn bị lên sàn tập với tên gọi “Âm mưu Tú Bà”. Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh cố gắng chọn 2 vở mới để đầu tư dàn dựng và hiện tại mới thống nhất được một vở là “Tình yêu trời đánh”, kịch bản Hoàng Thái Thanh - Huỳnh Thanh Diệu, đạo diễn NSUT Ái Như.
Sân khấu kịch 5B cũng nỗ lực tìm chọn đặt hàng tác giả gồm “Giao kèo sống thật”, kịch bản Nguyễn Sơn, đạo diễn Quốc Thịnh - Tuyết Mai, “Ảo và thật - 2” của nhà biên kịch Vương Huyền Cơ.
Ngẫm Kiều - Kịch Hồng Vân
Nói chung các vở vì mục đích diễn Tết, nên thường hướng về nội dung vui vẻ, nhẹ nhàng, tính giải trí cao, cài vào đó một số thông điệp cuộc sống để lại dư âm trong lòng người xem ý nghĩa của một tác phẩm vừa có tính giáo dục, vừa đậm chất nhân văn.
Sân khấu TP.Hồ Chí Minh sang năm 2020, biết là càng khó khăn gấp nhiều lần để duy trì sáng đèn hàng tuần, nên việc chăm chút cho kịch Tết như là một cách để tạo cảm hứng cho năm mới, sẽ có nhiều động lực hơn, mở đường cho những sáng tạo mới để sân khấu hấp dẫn hơn, đến gần với công chúng nhiều hơn.
Vẫn là những vấn đề đã được đề cập rất nhiều, muốn cho sân khấu sôi động, đông khán giả, trước hết là phải có đội ngũ sáng tác kịch bản tài năng. Kịch bản chất lượng, mới có chất liệu tốt cho đạo diễn thể hiện, có nhân vật cho diễn viên thăng hoa, có tác phẩm hay để khán giả thưởng thức.
Ngoài ra còn có sự quan tâm chăm lo, tạo điều kiện, đào tạo tác giả bài bản, mang tính lâu dài; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao tay nghề cho đội ngũ giữ vai trò quan trọng này, không chỉ của tự thân sân khấu xã hội hóa, mà còn của phía Nhà nước, của Sở Văn hóa - Thể thao thành phố.
Hy vọng năm mới 2020 sân khấu kịch TP Hồ Chí Minh sẽ khởi sắc lại, để đêm đêm sáng đèn, để khán giả tìm đến như một kênh nguồn không chỉ giải trí mà còn được chiêm nghiệm cuộc sống một cách hữu ích.
Theo vov.vn
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...