Đều đặn, cứ vào 8 giờ sáng thứ 7 hàng tuần, nằm lọt thỏm trong con dốc 456 ở phố Hoàng Hoa Thám sầm uất, phiên chợ đồ xưa dành cho những người đam mê sưu tập lại được họp.
Được biết trước đây, chợ chính là Lư trà quán nổi tiếng khắp Hà thành, nơi CLB Thư pháp Hà Nội lấy làm địa chỉ lui tới giao lưu, trò chuyện vào cuối tuần.
Với diện tích khoảng 400m2, khi đến đây, người chơi sẽ được sống lại không khí của những ngày tháng xưa qua các vật dụng đã quá đỗi quen thuộc trong thời kỳ bao cấp như đèn dầu, đồng hồ lên dây cót, mâm đồng, nồi Liên Xô.
Mỗi gian hàng chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng lúc nào cũng chật ních người đứng ngắm nghía, trả giá và hào hứng chia sẻ về thú vui sưu tập.
Chợ chỉ khoảng hơn 20 gian hàng. Ở đây, người ta có thể tìm thấy vô số thứ từ đồ cổ đến đồ cũ, từ những món được giới thiệu có thời gian trên trăm năm đến những đồ dùng còn sót lại từ thời bao cấp như bát sành, bát sứ, lọ hoa, đồng hồ đeo tay, điện thoại để bàn, bàn là.
Đặc biệt, phiên chợ còn có một số gian hàng bày bán các kỷ vật chiến tranh. Khách đến chợ có thể tận mắt nhìn thấy chiếc bi đông đựng nước, chiếc thắt lưng của bộ quân phục hay bộ đàm thoại chuyên dùng của bộ đội trong kháng chiến chống Mỹ.
Một người bán hàng cho biết, họ đã phải mất rất nhiều công để tìm kiếm, đến tận nơi thuyết phục các cựu chiến binh ở trên khắp mọi miền đất nước mới sưu tập được những món đồ đáng quý.
Nhiều người đến đây để mua hàng, nhưng cũng không ít người tìm đến phiên chợ như một cách lưu giữ những giá trị của quá khứ.
Một người sưu tầm đồ cổ nhiều năm chia sẻ: “Đơn giản vì tôi thích đồ cổ, độc và có giá trị về nhiều mặt như thời gian, lịch sử, thời đại và những người tạo ra món đồ vật đó”.
Ở đây bày bán đủ loại trang thiết bị thời chiến tranh như máy thu phát sóng vô tuyến điện, vỏ đạn các kích cỡ, bi-đông, ca-men, túi cứu thương.
Những chiếc điện thoại quay số giờ đã trở thành đồ cổ khi cuộc sống ngày càng hiện đại.
Chiếc radio tuy hình thức đã cũ kĩ, có hàng chục năm tuổi nhưng vẫn còn sử dụng được.
Những tờ tiền cổ, hay là những huy hiệu cũ cũng được tìm thấy tại đây.
Phiên chợ lúc nào cũng tấp nập người đến xem đồ, mua sắm và trò chuyện cùng nhau.
Chợ không chỉ là nơi mua bán, mà còn có thể trao đổi các món đồ cổ với những người bán hàng. Các chủ quầy lịch sự và nhã nhặn, tận tình trao đổi, giải thích về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của những món đồ, cho dù khách có mua hay không.
Hoàng Hà/phapluatxahoi.vn
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...