Nhật Bản là một điểm đến hấp dẫn của du khách Việt Nam
Để vào được danh sách Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam chấp nhận đại diện xin cấp visa đoàn cho khách tham gia tour do công ty đó tổ chức thì đều phải là những công ty đạt tiêu chuẩn nhất định, đã đăng ký từ trước. Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội không đưa ra bất kỳ lý do gì khi hủy bỏ, đình chỉ tư cách xin visa của các công ty du lịch Việt Nam.
Nhiều trường hợp khách cố tình bỏ trốn
Tuy nhiên, tất cả các công ty làm tour outbound (đưa khách ra nước ngoài) đi Nhật Bản đều biết, khi khách du lịch đi theo diện visa đoàn phải tuân thủ hành trình du lịch và về cùng đoàn theo đúng thời gian khai báo xuất cảnh, nhập cảnh. Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn có những du khách mua tour, thậm chí tour đắt tiền nhưng là cố tình sử dụng visa du lịch để trốn lại định cư, lao động bất hợp pháp, thăm thân... Những khách này thường chuẩn bị hồ sơ xin visa rất tinh vi với đầy đủ giấy tờ chứng minh việc làm, thu nhập, hoàn cảnh gia đình…
Trong khi đó, Đại sứ quán Nhật Bản rất nghiêm khắc với trường hợp công ty lữ hành có sơ sót, để khách trốn lại Nhật Bản khi sử dụng visa đoàn. Trong cam kết giữa Đại sứ quán Nhật Bản và các công ty được đại diện xin cấp visa đoàn cho khách do công ty mình tổ chức cũng quy định rõ số lượng khách bỏ trốn bao nhiêu thì bị đình chỉ, khách ở lại quá thời hạn visa cho phép hay hủy không thực hiện chương trình tour nữa cũng phải báo lại ngay với Đại sứ quán. Trong thời hạn 6 tháng, Đại sứ quán sẽ rà soát và công bố những công ty vi phạm.
Sau khi có thông báo của Đại sứ quán Nhật Bản về việc trên, đại diện nhiều công ty du lịch cho rằng, thị trường du lịch đưa khách Việt Nam đi Nhật Bản ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời, uy tín của các doanh nghiệp cũng bị giảm sút. Có thể, khách du lịch cũng cân nhắc về việc đi du lịch Nhật Bản vì nghĩ việc xét visa vào Nhật Bản sẽ khó khăn hơn.
Trong số 7 công ty du lịch vừa bị hủy bỏ tư cách thì Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Du lịch Việt đã bị hủy từ 1/11/2018. 6 công ty còn lại là Công ty cổ phần Du lịch Quốc tế Golden Team Việt Nam; Công ty cổ phần Lữ hành Nam Cường; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hoàng Gia; Công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu; Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Du lịch Thắng Lợi; Công ty cổ phần Dịch vụ Giải trí Hà Nội đều bị hủy từ 1/7/2019.
Công ty duy nhất bị đình chỉ có thời hạn được thông báo là Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (Vietravel Hanoi), từ ngày 1/7/2019 đến ngày 31/12/2019. Tất cả các công ty vi phạm cam kết với Đại sứ quán Nhật Bản lần này đều có trụ sở tại Hà Nội.
Có một thực tế nữa là, với những công ty được Đại sứ quán ủy thác xin visa (cho khách lẻ) khi rà soát, thu hồ sơ và nộp hộ khách hàng phần lớn dựa trên kinh nghiệm nên rủi ro khách lợi dụng visa du lịch để trốn lại là khó tránh khỏi, nhất là các thị trường sôi động về xuất khẩu lao động như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc). Trên trang web của Đại sứ quán Nhật Bản liên tục có những thông báo về việc cấp visa thông qua đại lý ủy thác và những trường hợp lừa đảo (nếu có).
Trong số 15 công ty nằm trong danh sách Đại sứ quán Nhật Bản ủy thác xin visa có 2 công ty là Công ty cổ phần Lữ hành Nam Cường và Công ty cổ phần Du lịch Quốc tế Golden Team Việt Nam bị hủy bỏ tư cách lần này.
Loại bỏ những "con sâu làm rầu nồi canh"
Việc Đại sứ quán Nhật đột ngột dừng cấp visa cho cả những đoàn đã nộp hồ sơ từ tháng trước cũng gây những thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. Bên cạnh đó, khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài cũng bị coi thường vì những tiếng xấu về việc bỏ trốn đã có tiền lệ.
Trong khi đó, tại Luật Du lịch 2017, Điều 9 Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch, Khoản 2 quy định nghiêm cấm Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.
Mới đây nhất, Nghị định 45/2019/NĐ-CP về Xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch, tại Điều 7 Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành, Khoản 13, Điểm c, Để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam trái pháp luật sẽ phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng, hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh hoạt động lữ hành từ 12-18 tháng.
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh, việc sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những trường hợp lợi dụng hoạt động du lịch và chính sách nới lỏng visa nhập cảnh cho khách du lịch của các quốc gia và vùng lãnh thổ để trốn ở lại lao động trái phép.
Trước đó, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 01/CT-TTg về việc Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tình trạng người Việt Nam xuất cảnh, di cư trái phép, cư trú và lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật ở nước ngoài, Bộ VHTTDL đã đề nghị UBND các tỉnh/ thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường quản lý kinh doanh du lịch; chỉ đạo các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật khi đưa khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài; triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hoạt động vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn.
Theo các công ty du lịch, năm 2019 là một năm đầy bất trắc với hoạt động kinh doanh du lịch outbound của doanh nghiệp lữ hành Việt Nam khi ngay đầu năm (ngày 9/1/2019) Đài Loan tuyên bố ngừng cấp visa Quan Hồng cho khách đoàn Việt Nam và thắt chặt chính sách visa vì vụ 152 khách du lịch bỏ trốn.
Tiếp sau đó, do xảy ra tình trạng quá tải người xin cấp visa 5 năm sang Hàn Quốc nên việc đăng ký visa Hàn Quốc không được thực hiện trực tiếp tại phòng Lãnh sự quán Hàn Quốc mà từ tháng 5/2019 chuyển sang Trung tâm đăng ký visa Hàn Quốc tại Việt Nam (thuộc Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, vận hành, quản lý của Hanatour); thời gian xét duyệt hồ sơ tăng lên 12-15 ngày, những người đăng ký visa sẽ phải trả thêm phí dịch vụ là 390.000 đồng bên cạnh phí visa thông thường.
Có thể thấy, tai nạn trong nghề là khó tránh, kể cả với những công ty du lịch hàng đầu có thể vẫn bị khách “qua mặt”. Tuy nhiên, vẫn có những kẻ đang núp bóng các công ty du lịch, lợi dụng danh nghĩa du lịch đưa người đi trốn ở nước ngoài, tiếp tay cho những hành vi vi phạm pháp luật, những du khách cố tình “bỏ trốn” đang làm nhục cuốn hộ chiếu của người Việt trên trường quốc tế, làm ảnh hưởng đến uy tín của du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp du lịch chân chính kêu gọi tẩy chay và loại bỏ những “con sâu làm rầu nồi canh”, lấy lại sự trong sạch trong môi trường kinh doanh du lịch Việt Nam.
Thúy Hà/baovanhoa.vn
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...