Theo đó, các chú voi nhà sẽ được thả tự do về rừng để tìm kiếm thức ăn, được tự do di chuyển trong môi trường tự nhiên, không còn cảnh xiềng xích, đeo bành chở khách băng rừng vượt thác như trước đây.
Voi được thả đi lại tự do trong rừng tự nhiên
Để đàn voi về với tự nhiên, tỉnh Đắk Lắk đã nhận được sự hỗ trợ lớn của Tổ chức Động vật châu Á.
Du khách cùng trải nghiệm mô hình "Du lịch voi thân thiện"
Ngoài việc chuyển đổi mô hình, Tổ chức Động vật Châu Á còn hợp tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo vệ và bảo tồn voi cho cộng đồng dân cư xung quanh khu vực bảo tồn và trên cả nước; Tư vấn thiết kế khu vực chăm sóc voi: đảm bảo phù hợp với mục đích và an toàn cho cả voi và khách tham quan...
Du khách chỉ được đứng ngắm từ xa và theo dấu chân voi, tránh tiếp xúc trực tiếp
Đến nay, đã có tổng cộng 5 chú voi được trả tự do về rừng. Trong đó, có 3 chú voi của Vườn Quốc gia Yok Đôn và 2 chú voi của một công ty du lịch tư nhân trên địa bàn huyện Buôn Đôn.
Mỗi chú voi được thả về rừng sẽ được một quản trượng theo dõi sát sao trong quá trình di chuyển kiếm ăn trong rừng. “Việc có quản trượng đi theo là để tránh việc voi nhà có thể tấn công người đi rừng hoặc voi nhà bị voi rừng tấn công. Sau mỗi ngày, voi lại được quản tượng dẫn về lại bãi cố định được bảo vệ nghiêm ngặt”, một lãnh đạo Vườn Quốc gia Yok Đôn thông tin.
Mỗi chú voi được thả về rừng sẽ có 1 quản trượng theo dõi sát sao
Mô hình này là hình thức vào rừng tham quan, tìm hiểu các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày của voi. Du khách được ngắm voi từ xa, theo dõi voi ăn, tắm, ngủ, đi dạo cùng voi trong rừng... Bên cạnh đó, các hoạt động du lịch truyền thống, trực tiếp tác động đến voi như cưỡi, tiếp xúc trực tiếp với voi sẽ bị cấm, để tránh ảnh hưởng đến voi.
Du khách được ngắm voi từ xa, theo dõi voi ăn, tắm, ngủ, đi dạo cùng voi trong rừng...
Cũng theo vị lãnh đạo này, mô hình “du lịch voi thân thiện” bước đầu đã mang lại nhiều dấu hiệu tích cực. Những con voi ở Vườn quốc gia Yok Đôn khỏe mạnh và sung mãn hơn so với trước. Voi ở vườn không còn đau ốm vặt và không còn trơ xương như những con voi đang phục vụ chở khách ở các khu du lịch.
Sức khoẻ nhiều chú voi đã được cải thiện sau khi được thả về rừng
Sắp tới, Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk sẽ liên hệ với các tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới, để được hỗ trợ phát triển, nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh và cả nước. Đồng thời, đề xuất UBND tỉnh xin thêm diện tích đất tại huyện Lắk để đầu tư khu chăn thả voi.
Văn Thành, cand.com.vn
Lễ hội Đêm trắng Ban Mê sẽ được tổ chức tại Đắk Lắk với sự tham gia của hoa hậu H’Hen Niê trong vai trò đại...
Sau một thời gian dài phải tạm ngưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện tại, du lịch cộng đồng ở Đắk Lắk đã...
Sau thời gian tạm ngưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tối 14/5, tại Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn...
Sáng 22/4, tại TP. Buôn Ma Thuột, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức khai mạc Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt...
Ngày 1/5 tới đây, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk sẽ phối hợp với nhạc...
Sáng 19/4, Bảo tàng Đắk Lắk khai mạc trưng bày chuyên đề Hồn tre Tây Nguyên với nhiều hoạt động trải nghiệm...
Chiều 4/1, UBND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có công văn số 01/TB-UBND về việc áp dụng một số biện...
Chiều 27/12, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp với các doanh nghiệp du lịch để trao...
Ngày 20/12, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk...
Sáng 15/12, tại thành phố Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk và tổ chức Động vật Châu Á đã tổ chức lễ ký kết...
Sáng 21/4, nhằm ngày 10/3 âm lịch, tại Di tích lịch sử quốc gia Đình Lạc Giao, thành phố Buôn Ma Thuột, Sở...
Những bông hoa cà phê bung nở trắng xóa trên nương rẫy tạo nên một khung cảnh vừa hùng vĩ vừa nên thơ, báo...